Hướng dẫn chi tiết cách làm sơ đồ tư duy đơn giản nhất

Để có trí nhớ tốt hơn mỗi ngày thì bạn nên xây dựng cho mình một sơ đồ tư duy hiệu quả. Đây là phương pháp giúp con người sắp xếp lại tư duy một cách khoa học nhất, để não bộ có thể nhìn nhận tổng quát và ghi nhớ nhanh chóng nhất. Cách làm sơ đồ tư duy cũng khá đơn giản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách vẽ và các sai lầm thường gặp ngay sau bài viết dưới đây nhé.

Nội Dung Bài Viết

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là gì? Đây đang là câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay. Sơ đồ tư duy được hiểu là công cụ giúp chúng ta sắp xếp lại tư duy của bản thân mình một cách khoa học và logic hơn. Với cách sắp xếp đó sẽ giúp não bộ dễ dàng nhìn nhận thông tin qua hình ảnh và ghi nhớ nhanh chóng nhất. Đây là phương pháp học và rèn luyện trí nhớ, khả năng nhận diện chi tiết hiệu quả.

Sơ đồ tư duy thể hiện dưới dạng biểu đồ phân nhánh. Từ thông tin lớn sẽ phân nhánh thành những thông tin nhỏ và chi tiết hơn. Hay nói dễ hiểu với phương pháp này bạn sẽ cần phải ghi nhớ ý tưởng chính sau đó triển khai thành những ý nhỏ, thông tin liên quan để kích thích não bộ tiếp nhận dễ dàng hơn.

2. Cách làm sơ đồ tư duy đơn giản nhất

Sơ đồ tư duy không phải là phương pháp mới mà nó đã có từ lâu và được nhiều người sử dụng. Được đánh giá cao trong hiệu quả ghi nhớ mang lại, tạo sự khác biệt giúp kích thích cảm hứng học tập, làm việc hơn. Cách làm sơ đồ tư duy đơn giản nhất với những phương pháp sau đây:

2.1 Sử dụng bút chì để vẽ 

Cách đơn giản nhất và quen thuộc nhất mà ai cũng có thể làm được đó là sử dụng bút chì để vẽ vào tờ giấy lớn. Bút chì dễ tẩy xóa nên bạn có thể sửa chữa nếu có sai sót. Để thực hiện bạn cần:

– Chuẩn bị

+ Tờ giấy trắng khổ lớn

+ Bút chì

+ Cục tẩy

+ Bút lông màu

Một số dụng cụ cần chuẩn bị như: giấy khổ lớn, tài liệu cần dùng để vẽ sơ đồ…

– Thực hiện

+ Đầu tiên bạn cần vẽ nhánh chính. Hãy xác định đâu là điểm chính của vấn đề và viết ra. Sau đó từ điểm chính đó sẽ vẽ các đường phân nhánh. Đó sẽ là những đường phân nhánh gần nhất, liên quan trực tiếp đến vấn đề chính ban đầu. 

+ Tiếp theo bạn sẽ tiếp tục vẽ thêm các nhánh mở rộng của những đường phân nhánh chính. Đây là những nội dung liên quan, bổ trợ cho chủ đề chính.

+ Hãy dùng bút lông màu để tô đậm những ý quan trọng. Ngoài dùng màu sắc bạn có thể dùng những hình ảnh minh họa, ký hiệu,… của riêng mình để làm sao khi nhớ đến có thể dễ dàng hình dung ra được nội dung đó.

2.2 Vẽ trên máy vi tính

Với sự phát triển của công nghệ 4.0 khi mà hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng máy tính và laptop thì cách vẽ sơ đồ tư duy cũng đơn giản hơn rất nhiều. Đây là phương pháp vẽ nhanh chóng, hiệu quả được giới trẻ lựa chọn. 

Với một chiếc máy tính cùng các bước thao tác đơn giản thông qua phần mềm hoặc ứng dụng word có sẵn thì bạn đã có thể triển khai được những ý tưởng sáng tạo của mình rồi. Phương pháp này không yêu cầu bạn phải có hoa tay để vẽ đẹp hay sáng tạo mà các công cụ hỗ trợ sẽ giúp bạn. Cụ thể là dùng Powerpoint để vẽ sơ đồ tư duy.

Có thể bạn không biết những phần mềm Powerpoint trong Microsoft là một trong những cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả và được dùng phổ biến nhất nhé. Các cách vẽ như sau:

+ Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ mở phần slide mới. Đặt tên cho sơ đồ của mình.

+ Bước 2: Sau đó chọn mục “Insert Smartart” để chọn bố cục phù hợp nhất với chủ đề của bạn. Một chia sẻ hữu ích dành cho bạn là người dùng thường sử dụng “Horizontal Hierarchy” vì nó dễ dàng và đơn giản nhất.

+ Bước 3: Chọn hình hộp xuất hiện đầu tiên và đặt từ khóa cho nó. Làm tương tự cho những hộp tiếp theo sau.

3. Ví dụ thực tiễn của sơ đồ tư duy

Để giúp các bạn dễ dàng hình dung được, chúng tôi sẽ giới thiệu ví dụ thực tiễn rất đơn giản của sơ đồ tư duy ứng dụng trong học tập:

3.1 Tóm tắt nội dung môn Văn

Môn văn là bộ môn với nhiều câu từ, ý nghĩa dài lê thê nên để ghi nhớ và học thuộc không hề dễ dàng. Bạn cần nắm bắt những ý chính và đưa ra phương pháp học tập phù hợp nhất. Với môn văn khi dùng sơ đồ tư duy thì cần phải thêm nhiều hình ảnh để kích thích thị giác, tăng khả năng ghi nhớ của não bộ. Thông qua hình ảnh bạn sẽ nhớ được nội dung dễ dàng hơn.

3.2 Tóm tắt nội dung môn lịch sử

Ngoài môn Văn thì lịch sử cũng là bộ môn khó trong chương trình học. Để vẽ sơ đồ tư duy bạn cần nắm bắt được thông tin gồm tên sự kiện và mốc thời gian. Khi nắm được những thông tin đó bạn sẽ bắt đầu bám sát và vẽ các nội dung liên quan đến các mốc thời gian đó.

Nội dung đưa vào cần ngắn gọn, súc tích. Sử dụng bút màu để đánh dấu các mốc thời gian để cho dễ nhớ hơn.

4. Các sai lầm thường gặp khi vẽ

Sơ đồ tư duy nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại khó vẽ hơn những gì bạn nghĩ. Ngoài nội dung thì còn đòi hỏi sự logic và sáng tạo. Vì thế trong quá trình vẽ việc mắc sai lầm là không thể tránh khỏi, hãy cùng chúng tôi điểm qua các sai lầm thường gặp khi vẽ nhé.

4.1 Sai lầm 1: Sơ đồ tư duy càng đẹp càng tốt

Có rất nhiều người khi vẽ sơ đồ tư duy rất quan trọng đến yếu tố đẹp. Càng chú trọng vào thẩm mỹ để nắn nót cho các hình ảnh trên sơ đồ thật lung linh. Nhưng đây lại là sai lầm vì điều này là không cần thiết. Sơ đồ đẹp chỉ thích hợp để trưng bày trong các cuộc thi mà thôi. 

Sơ đồ là để tăng khả năng ghi nhớ nên cần phải đánh vào yếu tố gợi nhớ. Bạn cần vẽ thêm hình minh họa, ký tự cũng như tạo điểm nhấn bằng các màu sắc. Bởi não bộ con người thường ghi nhớ hình ảnh dễ dàng hơn câu từ.

4.2 Sai lầm 2: Không đa dạng sơ đồ tư duy

Sai lầm thứ 2 mà nhiều người thường mắc phải khi vẽ sơ đồ tư duy đó chính là không có sự đa dạng. Việc cứ lặp đi lặp lại một mẫu sơ đồ khiến cho việc ghi nhớ của não bộ kém đi. Bạn cần thay đổi sao cho phù hợp với từng nội dung.

Hiện nay có rất nhiều mẫu sơ đồ tư duy cho bạn tham khảo. Mỗi một tiêu đề chính sẽ có những dạng sơ đồ phù hợp riêng. Dùng sai dạng sơ đồ sẽ khiến cho thông tin trở nên phức tạp hơn.

Một mẹo trong xây dựng sơ đồ phù hợp với tiêu đề đó là:

+ Nếu nội dung có nhiều ý chính thì bạn nên chọn sơ đồ trung tâm ở giữa. Sau đó sẽ có nhiều nhánh tỏa ra từ ý chính đó, mỗi nhánh là một nội dung liên quan.

+ Nếu nội dung có nhiều ý khác nhau và liên quan đến nhau thì bạn nên dùng sơ đồ quan hệ để biểu đạt những vấn đề đó một cách dễ dàng hơn.

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách làm sơ đồ tư duy đơn giản nhất mà bạn không nên bỏ qua. Sơ đồ tư duy là phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất được sử dụng nhiều trong học tập, công việc thường ngày. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn biết thêm được những cách vẽ sơ đồ hiệu quả và nhanh chóng nhất. Để có những sơ đồ tốt nhất, đừng quên thường xuyên rèn luyện và đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm hơn nữa nhé. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ đến địa chỉ website: https://giupban.com.vn nhé.

–> Xem thêm: Chia sẻ cách làm lẩu riêu cua bắp bò ngon như nhà hàng

Ẩm Thực -