Hướng dẫn cách làm nước lẩu thái ngon khó cưỡng
Thời tiết chuẩn bị sang đông, còn gì tuyệt vời hơn giây phút gia đình cùng nhau quây quần để thưởng thức một nồi lẩu thơm ngon, ngất ngây đúng không nào? Trong số tất cả các loại lẩu thì lẩu thái là được người Việt yêu thích nhất, với mùi vị chua cay khó cưỡng sẽ khiến bạn thấy mùa đông thật ấm áp. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ các cách làm nước lẩu thái thập cẩm bằng hoa quả ngon khó cưỡng ngay tại nhà nhé.
1. Cách làm nước lẩu thái bằng hoa quả ngon khó cưỡng
Để có món lẩu thái ngon thì nước dùng là quan trọng nhất. Đây được đánh giá là linh hồn của nồi lẩu. Cách làm nước lẩu thái bằng hoa quả ngon khó cưỡng không khó như bạn nghĩ, hãy tham khảo ngay sau đây nhé:
1.1 Nguyên liệu
+ 300g thịt ba chỉ bò
+ 300g tôm
+ 300g mực
+ 300g măng chua
+ 2 quả cà chua
+ Cam, dứa, đậu bắp
+ Bạc hà
+ Nấm kim châm
+ Ngò gai
+ Hành tím băm nhuyễn, tỏi băm, củ riềng băm
+ Lá chanh, ớt
+ Dầu ăn, gói gia vị lẩu thái, muối, đường, hạt nêm
1.2 Cách chọn nguyên liệu
Để có nồi lẩu thái ngon thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Chỉ khi chọn nguyên liệu đảm bảo được yếu tố tươi, ngon thì nồi lẩu của bạn mới có mùi vị ưng ý. Khi chọn bạn nên lưu ý những điều sau:
+ Mực bạn cần phải chọn những con có màu nâu sẫm với thân mực trắng đục để đảm bảo được độ tươi. Và hãy nhấn thử phần tay vào thân mực, nếu khi ấn xuống mà mực trở về trạng thái ban đầu ngay lập tức thì mực đó là tươi nhé.
+ Còn khi chọn hoa quả như cam bạn cần chọn quả có màu tươi, mướt. Màu sắc càng sáng thì quả cam càng ngon, không nên chọn quá bị héo cuống.Ưu tiên chọn hoa quả sạch trong siêu thị hoặc hoa quả nhà.
1.3 Chế biến
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
+ Phần rau và hoa quả bạn sẽ đem đi rửa sạch. Sau đó cắt từng khúc vừa ăn.
+ Mực tươi bạn sẽ làm sạch phần ruột bên trong, cắt khoanh tròn khúc vừa ăn.
+ Tôm thì làm lược bỏ phần đầu, cắt đuôi và làm sạch chỉ tôm.
+ Phần măng bạn sẽ đem đi rửa sạch và vắt cho bớt hết phần chua.
+ Măng chua rửa với vài lần nước cho sạch và bớt chua.
– Bước 2: Làm nước ép cam và dứa
+ Để nước lẩu thơm ngon và ngọt nước thì nước ép cam và dứa sẽ là điểm nhấn. Phần nước ép này sẽ có mùi vị ngọt của hoa quả, khi ăn rất thơm.
+ Bạn sẽ dùng một chiếc máy xay sinh tố và cho hết tất cả các loại hoa quả như: Cam, dứa đã chuẩn bị vào và ép.
– Bước 3: Nấu nước lẩu
+ Phi thơm hành băm, tỏi băm, riềng băm cùng với cà chua khoảng 3 phút.
+ Sau đó cho thêm 2L nước vào và đun sôi. Tiếp tục cho thêm nước ép hoa quả vừa xay vào để đun cùng. Khi nước sôi lại thì cho gia vị với: Hạt nêm + Muối + Đường + Gia vị lẩu thái và khuấy đều tay.
+ Đợi 2 phút cho thêm lá chanh vo nhẹ cùng ớt tươi vào đun. Để nhỏ lửa khoảng 7 phút thì nêm nếm lại nước lẩu và điều chỉnh cho vừa miệng.
+ Trước khi tắt bếp cho thêm ngò đã cắt khúc vào.
+ Nếu bạn là người thích ăn ngọt, muốn nước lẩu đậm vị hơn thì có thể dùng xương heo để hầm trước từ 1 – 2 tiếng. Sau đó mới cho nước ép hoa quả vào đun cùng. Tuy nhiên, cách làm này khá mất thời gian, do đó bạn có thể bỏ qua bước này nhé.
Như vậy là một nồi nước dùng lẩu thái chua cay đã hoàn thành. Bạn chỉ cần đổ ra nồi lẩu điện và đun lên ăn cùng các loại nguyên liệu nhúng nữa mà thôi. Khi ăn lẩu thái thì không thể thiếu các loại rau ăn kèm như: Bắp chuối, cải thảo, đậu bắp, nấm,… Nồi nước lẩu chua cay ngọt nhẹ, thơm nức mũi của mùi riềng sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại.
2. Lẩu thái thập cẩm
Lẩu thái thập cẩm là một trong những công thức nước dùng lẩu cũng rất phổ biến hiện nay. Nước lẩu với sự hòa quyện của nhiều hương vị tạo nên một món nước dùng đậm đà và hấp dẫn tuyệt vời. Cách làm như sau:
2.1 Chuẩn bị
+ 1kg xương lợn
+ 3 bắp ngô ngọt
+ 3 quả cà chua
+ 2 quả dừa tươi
+ 1 củ hành tây
+ 1 củ cà rốt
+ 1/2 củ cải
+ Dứa
+ Lá chanh, riềng, tỏi, ớt, chanh
+ Dầu ăn
+ Gói gia vị lẩu thái
+ Gia vị
2.2 Cách làm
– Bước 1: Ninh xương heo
Khác với cách làm đầu tiên sẽ lấy độ ngọt từ nước ép hoa quả thì với nước dùng này điểm nhấn ấn tượng nằm ở nồi nước xương hầm.
+ Bạn sẽ chuẩn bị xương ống heo và chặt từng khúc nhỏ.
+ Đổ đầy nước và cho thêm muối rồi đun sôi khoảng 5 phút để lọc bớt phần bọt trắng phía trên.
+ Sau khi vớt hết bạn sẽ đem xương đi rửa sạch và thay phần nước dùng mới.
+ Cho thêm củ cải vào đun cùng để nước dùng thêm ngọt thanh. Ninh xương trong khoảng 2 – 3 tiếng, đun càng lâu nước càng ngon.
– Bước 2: Nấu nước lẩu
Sau khi đã có một nồi nước xương thơm ngon, ngọt đậm vị rồi thì bạn sẽ tiến hành pha chế nước lẩu cùng các gia vị khác.
+ Chuẩn bị một chiếc nồi khác để phi thơm Hành + Tỏi + Riềng + Sả. Sau đó cho thêm Dứa + Cà chua + Lá chanh + Hành tây vào đảo cùng.
+ Sau khoảng 2 phút thì cho phần nước xương đã ninh vào.
+ Cho thêm 2 gói gia vị lẩu thái, nước dừa và đường vào đun sôi trên lửa vừa khoảng 10 phút.
+ Trước khi tắt bếp khoảng 10 phút bạn sẽ cho phần cà rốt và ngô ngọt vào ninh cùng cho ngọt nước.
– Bước 3: Nêm nếm gia vị
Trước khi tắt bếp bạn cần nêm nếm lại gia vị xem đã vừa miệng hay chưa. Mỗi gia đình sẽ có những khẩu vị riêng, do đó bạn cần thử lại và điều chỉnh cho phù hợp.
Một lưu ý quan trọng đó là nên nấu nước ban đầu nhiều hơn một chút. Vì trong quá trình ăn nước lẩu sẽ hết dần, lúc đó bạn sẽ có phần nước dùng thừa để tiếp tục nhúng lẩu.
Thành phẩm là một nồi nước lẩu thập cẩm thơm ngon, đỏ sẫm vô cùng ấn tượng. Dù chưa ăn nhưng bạn đã cảm nhận được hương thơm nồng nàn của lá chanh, riềng và xả. Khi thưởng thức lẩu thái sẽ có mùi vị chua cay thanh nhẹ, rất phù hợp với khẩu vị của người Việt.
3. Lưu ý khi làm nước lẩu thái
Lưu ý khi làm nước lẩu thái rất quan trọng nếu bạn muốn có một nồi nước dùng ngon xuất sắc. Cụ thể đó là:
+ Để nồi nước dùng ngon, ngọt tự nhiên bạn cần phải dùng các nguyên liệu tươi nhất. Hãy chọn những loại hoa quả có màu sáng, cầm nặng tay để chế biến nước dùng nhé.
+ Dù làm theo bất kỳ công thức nước lẩu nào thì cùng cần phải có những loại nguyên liệu như: Sả, lá chanh, riềng, dứa và cà chua. Đây là nguyên liệu đặc trưng làm nên “linh hồn” cho nồi nước lẩu thái chua chua cay cay.
+ Sau khi nấu nước dùng xong bạn nên ăn luôn, không để quá 2 tiếng vì có thể làm nước lẩu mất đi vị ngon ngọt ban đầu.
+ Khi ăn nên ăn kèm các loại rau như: Cải thảo, bắp chuối, đậu bắp,… để tăng hương vị của món ăn. Bạn nên chọn đúng loại rau của lẩu thái thì mới khiến mùi vị ngon hơn.
Trên đây là bài viết chia sẻ về cách làm nước lẩu thái ngon khó cưỡng mà bạn không nên bỏ qua. Đây là món lẩu đặc trưng được nhiều gia đình Việt lựa chọn cho bữa cơm sum vầy ngày đông. Với hương vị chua cay kích thích vị giác chắc chắn sẽ là làm bạn khó có thể cưỡng lại. Các cách làm chia sẻ trên rất đơn giản và dễ thực hiện, chỉ với những bước chế biến đơn giản sau 2 tiếng là bạn đã có một nồi nước dùng ngon xuất sắc. Để cập nhật thêm nhiều công thức nấu ăn ngon hơn nữa, vui lòng liên hệ đến địa chỉ website: https://giupban.com.vn/ nhé.
–> Xem thêm: Bật mí các cách làm nước chấm bún chả chuẩn miền Bắc
Ẩm Thực -Bật mí các cách làm nước chấm bún chả chuẩn miền Bắc
Chia sẻ bí quyết cách làm sạch ốc móng tay đơn giản tại nhà
Tìm kiếm cách làm tinh bột nghệ tốt nhất
Chia sẻ cách làm nước sốt Tokbokki đơn giản tại nhà
Hướng dẫn cách làm trà gừng ấm nóng vào mùa đông
Cách làm hồng treo gió thơm ngon khó cưỡng
Chia sẻ cách làm bột trà xanh nguyên chất đơn giản mà ai cũng làm được