Người trầm cảm có tự khỏi được không? Những điều cần biết
Người trầm cảm có tự khỏi được không? Tìm hiểu về dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng và cách nói chuyện với người trầm cảm.
Trầm cảm là một bệnh tâm lý khá phổ biến trong thời đại hiện nay. Bệnh trầm cảm có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do áp lực công việc, do áp lực từ gia đình, trầm cảm sau sinh,… Vậy người trầm cảm có tự khỏi được không? Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh trầm cảm trong bài viết sau.
Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Nhiều người nói rằng “thời gian chữa lành mọi vết thương”, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng khi nói đến chứng trầm cảm. Trầm cảm kéo dài bao lâu, người trầm cảm có tự khỏi được không và liệu nó có thuyên giảm mà không cần điều trị hay không có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố.
Một số loại trầm cảm có xu hướng kéo dài hơn những loại khác. Ví dụ, rối loạn cảm xúc theo mùa thường chỉ xảy ra trong những tháng mùa đông, giảm bớt khi mùa xuân đến, trong khi rối loạn trầm cảm dai dẳng được chẩn đoán khi trầm cảm kéo dài từ hai năm trở lên.
Nguyên nhân của trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến việc người trầm cảm có thể tự khỏi được không. Nếu nguyên nhân gây ra trầm cảm là bởi một tình huống cụ thể hoặc tác nhân gây căng thẳng tạm thời chứng trầm cảm có thể không kéo dài.
Trầm cảm cũng có thể xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác. Ví dụ, một số phụ nữ trải qua chứng rối loạn tiền kinh nguyệt, đó là chứng trầm cảm liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt và những bà mẹ mới sinh đôi khi có thể bị trầm cảm sau sinh. Khi bạn xác định được nguyên nhân gây trầm cảm thì cũng có thể tìm được cách điều trị tốt nhất và biết được triệu chứng này có tự hết được không.
Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến việc liệu nó có tự khỏi hay không. Nếu trầm cảm nhẹ, nó có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ hình thức điều trị chính thức nào. Nếu bạn bị trầm cảm mức độ trung bình hoặc nặng có thể cần phải điều trị bổ sung để giảm bớt.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm thì có tin tốt là trầm cảm là một căn bệnh có khả năng chữa trị cao. Trên thực tế, từ 80% đến 90% những người được điều trị nhận thấy sự cải thiện.
Điều trị thường bao gồm thuốc, trị liệu hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp điều trị bổ sung cũng có thể hữu ích. Các biện pháp thảo dược, châm cứu, tập thể dục, thiền định và xoa bóp đều được chứng minh là có thể giúp xoa dịu chứng trầm cảm.
Các lựa chọn phương pháp điều trị có thể được điều chỉnh phù hợp với từng hoàn cảnh của người bệnh để mang lại kết quả tốt nhất.
Dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng
Mặc dù trầm cảm có thể chỉ xảy ra một lần trong đời nhưng bệnh thường có nhiều giai đoạn. Trong các giai đoạn này, các triệu chứng xảy ra gần như thường xuyên và có thể bao gồm:
- Cảm giác buồn bã, trống rỗng, vô vọng.
- Những cơn giận dữ bùng phát, cáu kỉnh hoặc thất vọng, thậm chí chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt.
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động bình thường chẳng hạn như tình dục, thể thao.
- Rối loạn giấc ngủ bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Giảm sự thèm ăn và giảm cân hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân không kiểm soát.
- Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn.
- Chậm suy nghĩ, nói hoặc cử động cơ thể.
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, ám ảnh về những thất bại trong quá khứ hoặc tự trách mình.
- Mất tập trung khi đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ.
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử.
- Các vấn đề về thể chất không giải thích được, chẳng hạn như đau lưng hoặc đau đầu.
Đối với nhiều người bị trầm cảm, các triệu chứng thường nghiêm trọng đến mức gây ra những vấn đề đáng chú ý trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như công việc, trường học, hoạt động xã hội hoặc các mối quan hệ với người khác. Một số người có thể cảm thấy đau khổ hoặc bất hạnh mà không có lý do.
Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên
Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể bao gồm:
- Ở trẻ nhỏ em: Các triệu chứng trầm cảm có thể bao gồm buồn bã, cáu kỉnh, đeo bám, lo lắng, đau nhức, không chịu đi học hoặc nhẹ cân.
- Ở thanh thiếu niên: Các triệu chứng có thể bao gồm buồn bã, cáu kỉnh, cảm thấy tiêu cực và vô dụng, tức giận, học kém, cảm thấy bị hiểu lầm và cực kỳ nhạy cảm, sử dụng thuốc kích thích hoặc rượu, ăn hoặc ngủ quá nhiều, tự làm hại bản thân, mất hứng thú trong các hoạt động bình thường và tránh giao tiếp xã hội.
Triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi
Trầm cảm không phải là một triệu chứng bình thường của tuổi già và không bao giờ được xem nhẹ. Thật không may, trầm cảm thường không được chẩn đoán và điều trị ở người lớn tuổi khiến họ bỏ lỡ thời cơ điều trị. Các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi có thể bao gồm:
- Giảm trí nhớ hoặc thay đổi tính cách.
- Đau nhức hoặc đau đớn về thể chất.
- Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ hoặc mất hứng thú với tình dục mà không phải do bệnh lý hoặc thuốc gây ra.
- Thường muốn ở nhà hơn là ra ngoài giao lưu hoặc làm những điều mới.
- Suy nghĩ đến tự tử, đặc biệt là ở những người đàn ông lớn tuổi.
Cách nói chuyện với người trầm cảm
Đối với những người bị trầm cảm thì sự quan tâm của những người xung quanh chính là liều thuốc tốt nhất giúp họ nhanh chóng hồi phục. Cùng chúng tôi tìm hiểu điều gì nên và không nên nói với những người bị trầm cảm.
- Hãy Nói với họ tôi luôn ở bên cạnh bạn. Hãy cho họ biết họ không đơn độc trong cuộc sống này. Cho họ biết rằng dù tôi không chính xác cảm giác của bạn, nhưng tôi quan tâm đến bạn và muốn giúp đỡ bạn.
- Hãy hỏi xem họ có ổn không. Nếu bên cạnh bạn đang có ai đó đang bị trầm cảm, hãy nói chuyện với họ về điều đó. Việc này có thể không thoải mái, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đặc biệt nếu họ quá sợ hãi hoặc xấu hổ khi tìm kiếm sự giúp đỡ. Tiếp cận họ và đề nghị hỗ trợ sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng họ không đơn độc.
- Quan tâm, thăm hỏi cảm xúc của họ. Hãy thường xuyên để ý, thăm hỏi cảm xúc và xoa dịu họ khi thấy họ mệt mỏi.
- Không nên nói với người bị trầm cảm những câu sau:
- Tôi biết chính xác bạn cảm thấy thế nào. (Không ai biết chính xác người khác cảm thấy thế nào. Đây không phải là một cách hữu ích để khiến ai đó cảm thấy được thấu hiểu khi chứng trầm cảm của họ trở nên quá tải.)
- Ai cũng có lúc bị trầm cảm. (Đừng nói với câu này với người bị trầm cảm bổi câu nói này thực sự không hề đúng.)
- Bạn không có lý do gì để chán nản. (Câu nói này có thể khiến mọi người cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc giống như cảm xúc của họ không được tính. Các sự kiện trong cuộc sống đôi khi có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng trầm cảm thường không có lý do, nguyên nhân hoặc nguyên nhân cụ thể.)
- Cố lên nó sẽ qua thôi. (Câu nói này khá vô ích và không đúng sự thật. Rất có thể, họ đã cảm thấy mệt mỏi trong một thời gian và không khá hơn do đó họ mới cần phải hỗ trợ chứ không phải tự nhiên họ làm vậy.)
- Đừng tiêu cực như vậy hãy nghĩ những điều hạnh phúc. (Đừng nói câu này vì nếu đơn giản như vậy thì trầm cảm đã không tồn tại.)
Trên đây là tổng hợp thông tin về người trầm cảm có tự hết không. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về người trầm cảm, bệnh trầm cảm cùng cách để nói chuyện với họ nhé.
Xem thêm: Ăn chay uống sữa được không? Những điều nên biết
Hỏi Đáp -Ăn chay uống sữa được không? Những điều nên biết
Ăn chay có ăn trứng được không? Các kiểu ăn chay
Ung thư vòm họng có chữa được không? Triệu chứng, cách chữa
Bầu ăn chôm chôm được không? Trái cây nên và không nên ăn
Cách tính EBITDA để phân tích tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
[HỎI – ĐÁP] Cách trị bệnh cước da tay và cước da chân vào mùa đông
[Mách nhỏ] Cách làm sạch vết dầu mỡ trên bếp nhanh chóng