Cách tính EBITDA để phân tích tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Cùng tham khảo cách tính ebitda, chỉ số phân tích tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó nắm rõ các khoản khấu hao của tài sản hữu hình và khấu hao của tài sản vô hình. Cách tính Ebitda được nhiều nhà đầu tư sử dụng, vì nó phản ánh một cách rõ ràng hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
EBITDA là gì?
EBITDA là viết tắt của Earning before interest, taxes, depreciation and amortization nghĩa là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao. EBITDA là thước đo hiệu quả tài chính của công ty và được sử dụng để thay thế cho thu nhạp ròng trong một số trường hợp. EBITDA còn được gọi là lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Cách tính EBITDA
Có 3 công thức tính EBITDA như sau:
EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay + Thuế + Khấu hao
EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao
EBITDA = EBIT + Khấu hao
Ví dụ 1 :
Một công ty bán lẻ tạo ra được doanh thu 100 triệu USD và phát sinh 40 triệu USD chi phí sản xuất và 20 triệu USD chi phí hoạt động. Chi phí khấu hao là 10 triệu USD, dẫn đến lợi nhuận hoạt động là 30 triệu USD. Chi phí lãi vay là 5 triệu USD, thu nhập trước thuế là 25 triệu USD. Thuế suất 20% thì thu nhập ròng là 20 triệu USD.
Ta có:
– Thu nhập ròng: 20 triệu
– Khấu hao: 10 triệu
– Lãi vay: 5 triệu
– Thuế: 5 triệu
=> EBITDA = 20 triệu + 10 triệu + 5 triệu + 5 triệu = 40 triệu USD.
Ví dụ 2: Tính EBITDA dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp NT2
Tính cho năm 2018:
Khấu hao của NT2 là: 694 tỷ đồng
EBIT (đã tính ở phần trước) là: 928 tỷ đồng
EBITDA = 928 tỷ + 694 tỷ = 1.622 tỷ đồng
Như vậy, lợi nhuận (trước lãi vay, thuế và khấu hao) mà NT2 làm ra là hơn 1.620 tỷ đồng.
Sau đó, so sánh kết quả giữa các năm, ta có thể đánh gia tốt hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của EBITDA
Các nhà đầu tư thường lựa chọn chỉ số EBITDA để đánh giá một doanh nghiệp vì nó phản ánh rõ ràng tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó.
EBITDA loại bỏ các khoản chi phí có thể sẽ che đi những tiến bộ thực sự trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi phí đó là:
– Lãi vay (Interest): Lãi vay được loại trừ vì nó phụ thuộc vào cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có cấu trúc vốn khác nhau, kết quả là chi phí lãi vay khác nhau. Vay nợ càng nhiều, thì chi phí lãi vay càng lớn. Ngoài ra, lãi vay còn là khoản chi phí khấu trừ thuế, được nhiều doanh nghiệp sử dụng như một “tấm lá chắn thuế”.
– Thuế (Tax): Thuế TNDN thường có sự thay đổi nhiều nên sẽ không được tính đến. Thuế ở đây phụ thuộc vào các khoản lãi, lỗ trong các kỳ trước, sự biến động này có thể bóp méo lợi nhuận ròng thực tế. Ngoài ra, mức thuế suất có thể khác nhau, phụ thuộc vào từng khi vực hay lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.
– Khấu hao (Depreciation and Amortization): EBITDA loại bỏ đi một số yếu tố chủ quan trong việc tính khấu hao như: giả định về thời gian hữu ích, giá trị thặng dư, hay các phương pháp tính khấu hao khác nhau… Bằng việc loại trừ các yếu tố này, EBITDA giúp việc so sánh lợi nhuận giữa các doanh nghiệp khác nhau, thậm chí là các ngành công nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Những lầm tưởng mà EBITDA gây ra cho các nhà đầu tư
Hãy cùng nhau tìm hiểu những lưu ý về EBITDA gây ra cho các nhà đầu tư mà chúng ta nên biết nhé!
Lầm tưởng EBITDA là đại diện cho dòng tiền
Đây là một sự lầm tưởng thường gặp, vì EBITDA loại bỏ chi phí quan trọng là khấu hao tài sản đã khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng chỉ tiêu này là đại diện cho dòng tiền.
EBITDA được xem là một chỉ tiêu tốt để đánh giá khả năng sinh lời nhưng nó không phải là thước đo để đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp.
Cũng vì EBITDA không tính đến sự thay đổi trong vốn lưu động, dòng tiền tài chính hay dòng tiền đầu tư nên nó không thể dùng để thay thế các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Lầm tưởng về hiệu quả hoạt động
Cũng bởi không tính đến nhiều yếu tố chi phí của doanh nghiệp nên chỉ số EBITDA sẽ cho ra con số tuyệt đối lớn hơn rất nhiều so với chỉ số EBIT hay lợi nhuận thuần. Từ đó dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu này để đánh bóng hình ảnh và tạo ra một con số kế toán khá đẹp về khả năng sinh lời để thu hút các nhà đầu tư.
Chỉ số EBITDA âm là một cảnh báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc EBITDA dương là một dấu hiệu tích cực về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Từ đó ta có thể rút ra kinh nghiệm: Các nhà đầu tư nếu muốn bỏ vốn vào doanh nghiệp nào đó thì nên phân tích kỹ các chỉ số tài chính của doanh nghiệp đó để chắc chắn rằng doanh nghiệp này không cố tình che giấu sự thật nào đó ẩn chứa đằng sau những con số EBITDA.
Trường hợp nào có thể sử dụng EBITDA?
Thông thường, chỉ số EBITDA được sử dụng ở ngành có tài sản giá trị lớn hoặc tỷ trọng lớn, cần khấu hao trong thời gian dài để loại bỏ chính sách kế toán liên quan đến khấu hao tài sản cố định.
– Cần so sánh EBITDA trong thời gian dài, so với trung bình ngành để có cái nhìn chính xác hơn.
– EBITDA sử dụng trong mô hình định giá EV/EBITDA hoặc đôi khi có NĐT thay thế EBITDA cho dòng tiền hoạt động doanh nghiệp (tuy không phải) và chạy mô hình định giá.
– Ngoài ra, EBITDA cũng được sử dụng với mục đích so sánh như: EBITDA margin, Nợ/EBITDA, EBITDA/Chi phí lãi vay…
EBITDA là gì? Cách tính EBITDA và một số ví dụ minh họa cho bạn có thể hiểu rõ và áp dụng vào thực tế. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi các bạn đã có những kiến thức cơ bản nhất trong kinh doanh. Đừng bỏ lỡ nhé các bạn! Thân Ái!
Hỏi Đáp - Tags: cách tính ebitda[HỎI – ĐÁP] Cách trị bệnh cước da tay và cước da chân vào mùa đông
[Mách nhỏ] Cách làm sạch vết dầu mỡ trên bếp nhanh chóng
10 cách khử mùi hôi trong tủ lạnh đơn giản và hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách tiết kiệm xăng cho xe máy đơn giản và hiệu quả
Một số cách vệ sinh phòng tắm sạch sẽ trong nháy mắt
Mách bạn một số cách bảo quản giày dép vào mùa Đông
Cách làm sạch đồ gia dụng cực nhanh chóng bằng giấm ăn