Bầu ăn chôm chôm được không? Trái cây nên và không nên ăn

Bầu ăn chôm chôm được không? Tìm hiểu 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn và trái cây bà bầu nên ăn. 

Bầu ăn chôm chôm được không

Bầu ăn chôm chôm được không

Bầu ăn chôm chôm được không?

Theo một số lời truyền miệng của người xưa thì khi có bầu ăn chôm chôm có thể gây sảy thai do chôm chôm có tình nắng ăn vào dễ bốc hỏa gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu thực tế nào chứng minh quan điểm này là đúng. 

Theo các bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ có thai hoàn toàn có thể ăn chôm chôm. Tuy nhiên, việc ăn chôm chôm cũng cần phải ăn theo số lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều tránh gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ cùng thai nhi. 

Những lợi ích của việc bà bầu ăn chôm chôm: 

Những lợi ích của việc bà bầu ăn chôm chôm:

Những lợi ích của việc bà bầu ăn chôm chôm: 

  1. Phòng chống buồn nôn và chóng mặt cho bà bầu: Bà bầu thường phải trải qua giai đoạn ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt trong những tháng đầu của thai kỳ thậm chí là suốt thai kỳ của mình. Theo một số nghiên cứu thì ăn chôm chôm có thể giảm được một số triệu chứng khó chịu khi mang thai cho các bà bầu. Khi bà bầu cảm thấy khó chịu trong người có thể ăn 1, 2 quả chôm chôm để giảm đi cảm giác buồn nôn khó chịu. 
  2. Cung cấp thêm chất sắt cho bà bầu: Chôm chôm là một loại trái cây giàu chất sắt. Đồng thời loại trái cây này còn giúp bà bầu kiểm soát nồng độ hemoglobin. Nhờ những chất này khi bà bầu ăn chôm chôm một lượng vừa phải sẽ giảm được tình trạng mệt mỏi, khó chịu khi mang thai. 
  3. Giúp củng cố hệ miễn dịch cho người mang thai: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của bà bầu sẽ khá yếu. Việc này khiến cho bà bầu dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và trở thành mục tiêu của các virus, vi khuẩn trong môi trường xung quanh. Trong quả chôm chôm có chứa một lượng lớn chất đống – đây là một trong những khoáng chất có tác dụng tái tạo tế bào bạch cầu giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại một số bệnh truyền nhiễm thông thường như: Cảm cúm, cảm lạnh, ho, đau đầu,…
  4. Tăng cường chất cho hệ tiêu hóa: Khi ăn chôm chôm một lượng vừa phải sẽ mang đến những hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa của bà bầu. Khi sử dụng chôm chôm đúng cách bà bầu sẽ giảm được tình trạng táo bón, tiêu chảy khi mang thai đồng thời, chất phốt pho có trong chôm chôm còn làm tài tạo, sửa chữa các mô bị hỏng trong cơ thể. 
  5. Bổ sung vitamin E cho cơ thể: Quả chôm chôm có chứa một lượng lớn vitamin E. Khi bổ sung nhiều vitamin E và bầu sẽ cải thiện được những vấn đề về da như khô da, rạn da sau sinh, mụn trứng cá hay lão hóa da. Đồng thời, khi sử dụng chôm chôm bà bầu còn giảm được tình trạng mệt mỏi. 
  6. Có tác dụng Kiểm soát huyết áp và cholesterol trong cơ thể bà bầu: Ăn chôm chôm khi có bầu không chỉ giúp cho da của bà bầu đẹp hơn mà còn tăng cường khả năng lưu thông máu trong cơ thể, điều chỉnh huyết áp cho bà bầu. Khi ăn chôm chôm ở mức vừa phải bài bầu sẽ giảm được tình trạng phù nề, tê bì chân tay khi mang thai. 
  7. Có tác dụng thanh lọc cơ thể cho bà bầu: Hầu hết các triệu chứng khó chịu khi mang thai đều do cơ thể không thể thanh lọc được chất độc trong cơ thể. Trong chôm chôm có chứa lượng lớn vitamin C có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể. 
  8. Làm đẹp tóc cho bà bầu: Khi bà bầu ăn chôm chôm đều đặn có thể trị gàu một cách tự nhiên. Đồng thời, chôm chôm cũng có thể giúp bà bầu điều trị một số vấn đề khác liên quan đến da đầu khi mang thai như tóc yếu, tóc mỏng, gãy chân tóc,….
7 loại trái cây bà bầu không nên ăn

7 loại trái cây bà bầu không nên ăn

7 loại trái cây bà bầu không nên ăn

Tuy lời truyền miệng từ dân gian xa xưa không có cơ sở khoa học tuy nhiên cũng không có nghĩa là chúng không đáng tin. Tuy việc truyền miệng về bà bầu ăn chôm chôm được không đã được chứng minh là không đúng tuy nhiên có một số loại quả chúng ta cũng cần phải tránh ăn khi mang bầu. Cùng chúng tôi điểm qua một số loại hoa quả không nên ăn khi có bầu tại dưới đây:

  1. Quả nhãn: Nhãn là một trong những thức quả yêu thích của nhiều người bởi mùi thơm, vị ngọt đặc trưng không lẫn đi đâu được. Tuy nhiên, nhãn lại là một trong những thứ quả bà bầu nên kiêng. Lý do khiến bà bầu không nên ăn là do nhãn có tính nóng, khi ăn nhiều có thể khiến bà bầu bị nóng trong gây ra động thai, ra huyết, đau bụng,…
  2. Quả dứa: Dứa là loại quả có mùi thơm, vị chua ngọt dễ ăn. Tuy nhiên, theo một số lời truyền miệng thì dứa là loại hoa quả có khả năng làm tăng các cơn co thắt tử cung. Bà bầu trong giai đoạn đầu mang thai không nên ăn quá nhiều dứa tránh sảy thai, tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong dứa có chứa chất bromelain – có tác dụng làm mềm tử cung nên bà bầu nên ăn nhiều dứa trong 3 tháng cuối để trợ giúp cho thời kỳ sinh nở.
  3. Đu đủ xanh: Không chỉ là lời truyền miệng, cũng đã có nhiều nghiên cứu, chứng minh rằng chất enzymes và chất mủ có trong đu đủ có thể gây ra những cơn co thắt tử cung dễ gây sảy thai. Trong 3 tháng đầu khi mang thai bà bầu không nên ăn đu đủ xanh tránh gây tổn hại đến thai nhi. 
  4. Dưa hấu ướp lạnh: Bà bầu ăn nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Trong quá trình mang thai, bà bầu nên hạn chế ăn dưa hấu ướp lạnh tránh gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng cả bà bầu lẫn thai nhi. 
  5. Quả vải: Người đang mang thai không nên ăn quá nhiều vải. Lý do không nên ăn nhiều là do ăn nhiều vải có thẻ hiến bà bầu bị xuất huyết, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ thể, bị tiểu đường thai kỳ. 
  6. Quả mận: Trong mận có chứa nhiều vitamin A. Khi bà bầu ăn mận sẽ được cung cấp một lượng carotene có ích cho mắt. Tuy nhiên mận lại có tính nóng, thậm chí nó còn không kém cạnh với quả nhãn vậy nên bà bầu cũng nên tránh ăn mận tránh bị nóng trong. 
  7. Quả đào: Đào là một loại quả dễ ăn, đào có vị ngọt nhưng lại có tính nóng. Nếu bà bầu ăn nhiều có khả năng bị xuất huyết, hơn nữa vỏ đào chứa nhiều lông ăn nhiều sẽ bị rát, ngứa cổ họng. Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều đào, nếu ăn thì nên rửa kỹ, gọt sạch vỏ rồi mới ăn tránh bị ngứa họng gây ho.
Các loại trái cây bà bầu nên ăn

Các loại trái cây bà bầu nên ăn

Các loại trái cây bà bầu nên ăn

Ngoài câu hỏi bà bầu ăn chôm chôm được không thì nhiều người còn thắc mắc bà bầu nên ăn những loại trái cây nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại trái cây bà bầu nên ăn tại đây.

  1. Xoài: Trong xoài có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường, điều hòa hệ tiêu hóa cùng vitamin A có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. 
  2. Lê: Ngoài xoài, lê cũng là một loại hoa quả có tác dụng rất tốt cho bà bầu. Lê có thể cung cấp chất xơ, folate cùng chất kali cho bà bầu trong thời kỳ mang thai. Bà bầu có thể thêm lê vào thực đơn ăn hàng ngày để ngăn ngừa khiếm khuyết ống thần kinh cho thai nhi. 
  3. Táo: Táo là một trong những loại hoa quả thường được khuyên dùng cho bà bầu. Táo là một loại hoa quả rất giàu dưỡng chất nên khi ăn táo bà bầu có thể giảm khả năng bé bị bệnh hen suyễn. 
  4. Quả việt quất: Việt quất thuộc họ quả mọng có chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, carbohydrate lành mạnh và chất xơ. Ăn nhiều quả này có thể giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch đồng thời tốt cho quá trình phát triển của trẻ. 

Trên đây là tổng hợp thông tin về bầu ăn chôm chôm được không. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được bầu ăn chôm chôm được không cùng các loại quả nên ăn, không nên ăn khi mang bầu. 

Xem thêm: Chi tiết cách làm mục lục trong Word 2016 cho dân văn phòng

Hỏi Đáp -