Chia sẻ bí quyết cách làm tiểu luận được điểm cao
Tiểu luận là phần bài tập bắt buộc mà bạn cần thực hiện trong suốt quá trình học tập của mình. Để có được một bài tiểu luận hay, thể hiện được đầy đủ quan điểm và nghiên cứu của mình về một vấn đề lại là điều không hề dễ dàng. Đừng lo lắng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết cách làm tiểu luận được điểm cao ngay sau bài viết dưới đây nhé.
1. Tiểu luận là gì?
Trước khi học cách làm tiểu luận thì đầu tiên bạn cần hiểu chính xác tiểu luận là gì? Tiểu luận là một bài viết ngắn, được viết dưới dạng văn bản. Qua đó bạn sẽ phải nêu rõ, trình bày quan điểm của mình về một vấn đề cụ thể nào đó. Thông qua các luận điểm, nghiên cứu của mình để giải quyết được các vấn đề trong đó.
Tiểu luận thường khá dài, tùy thuộc vào nội dung sẽ có độ dài khác nhau. Thường một bài tiểu luận sẽ dài khoảng 20 – 40 trang.
Một bài tiểu luận muốn hay thì bạn cần đưa ra những lập luận logic, khoa học. Đặc biệt, cần tuân thủ đúng quy định về cách viết như: Cách trình bày, kiểu chữ, kích cỡ chữ, tiêu đề, canh lề, trích dẫn,… Tất cả đều phải đảm bảo đúng chuẩn, chính xác và không sai lệch.
2. Bí quyết cách làm tiểu luận được điểm cao
Trong các bài tập thì tiểu luận luôn được xem là phần khó nhất. Không chỉ có độ dài cao mà tính chất cũng như cách thực hiện cũng khó hơn rất nhiều so với các bài tập thông thường. Đừng lo lắng hãy theo dõi ngay bí quyết cách làm tiểu luận được điểm cao ngay sau đây nhé:
2.1 Chọn đề tài viết tiểu luận
Đề tài tiểu luận là rất quan trọng. Đây là linh hồn của các bài tiểu luận. Để đạt được điểm cao bạn hãy chỉ nên nghiên cứu những chủ đề mà mình có nhiều kinh nghiệm và hứng thú nhất. Đa số các bài tiểu luận, sinh viên sẽ được tự chọn đề tài và đây là cơ hội giúp bạn dành được điểm số cao.
Hạn chế lựa chọn đề tài trùng khớp với những sinh viên khác, vì như thế rất dễ bị trùng lặp ý tưởng và có sự so sánh giữa các bài. Hãy tập trung vào những gì mà bạn đam mê, đưa ra lập luận rõ ràng. Một bài tiểu luận với đề tài phù hợp sẽ đạt điểm số cao hơn.
2.2 Cách đặt đề tài cho bài tiểu luận phù hợp
Sau khi chọn được đề tài phù hợp thì tiếp đến bạn sẽ đặt tên cho bài tiểu luận đó. Tên chủ đề rất quan trọng, nó sẽ phải thể hiện đúng nội dung mà bạn đang nghiên cứu. Một đề tài hay sẽ khơi gợi sự hứng thú và tò mò của thầy cô và đây là cách giúp bạn ghi điểm đó nhé. Bạn nên dựa trên nội dung, vấn đề của bài tiểu luận để đặt.
2.3 Thực hiện đúng các bước bài tiểu luận
Quy trình để thực hiện một bài tiểu luận sao cho đúng và đạt chuẩn cũng rất quan trọng. Muốn đạt điểm tối đa thì bài tiểu luận đó cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc và đúng quy trình. Sau đây là các bước thực hiện cơ bản của một bài tiểu luận.
– Nghiên cứu
Kiến thức của một bài tiểu luận là rất rộng. Do đó, bạn cần dành thời gian nghiên cứu về chủ đề mà mình lựa chọn. Bạn có thể tham khảo các quyển sách tại thư viện, hay đọc các bài báo, bài tiểu luận về chủ đề đó để đưa ra lập luận, xây dựng ý tưởng cho bài tiểu luận của mình.
– Lập luận
Sau khi đã thu thập và nghiên cứu thông tin đầy đủ. Bạn sẽ sắp xếp lại những thông tin đó và đưa ra lập luận cho riêng mình.
Hãy xây dựng thành một hệ thống các luận điểm liên kết và logic nhất để bắt đầu triển khai từng ý. Làm như vậy sẽ giúp bài tiểu luận của bạn được trôi chảy và có sức thuyết phục hơn rất nhiều.
– Nội dung chính của bài tiểu luận
Sau khi đã đưa ra được những lập luận bám sát nhất với nội dung của tiểu luận thì bạn sẽ bắt đầu triển khai chúng. Thể hiện những nội dung chính và khai thác các ý phụ để làm rõ luận điểm, quan điểm của mình.
Nội dung của bạn cần liên quan đến môn học, đồng thời còn phải được mở rộng và nâng cao kiến thức về vấn đề đó thì mới có giá trị nghiên cứu cao. Bên cạnh đó bạn cần đưa ra quan điểm riêng của mình về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, nội dung chính của bài tiểu luận sẽ có 4 phần như sau:
+ Phần 1: Mở đầu
Đây là phần mở đầu của chủ đề tiểu luận mà bạn nghiên cứu. Ở phần này bạn cần nêu rõ được tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Đồng thời phải nêu rõ được mục đích, lý do thực hiện bài tiểu luận là gì?
+ Phần 2: Cơ sở lý thuyết
Đây là phần liên quan đến những lý thuyết mà bạn đã thu thập được. Bạn cần nêu lên định nghĩa, khái niệm, các vấn đề liên quan. Nội dung cần rõ ràng, nếu có trích dẫn thì cần ghi rõ nguồn.
+ Phần 3: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Đây là phần bạn sẽ nêu rõ nội dung mà mình đang nghiên cứu. Cần trình bày rõ ràng và logic nhất.
+ Phần 4: Kết quả, nhận xét, kết luận
Đây là phần kết bài. Ở phần này bạn phải nêu được kết quả của bài tiểu luận là gì. Sau đó đưa ra nhận xét cũng như kết luận cuối cùng của người làm tiểu luận đã đúc kết ra.
2.4 Tuân thủ đúng quy định về cách trình bày và bố cục của bài tiểu luận
Để đạt được điểm số cao thì bài tiểu luận của bạn phải tuân thủ đúng những quy định về cách trình bày và bố cục. Đây là tiêu chí đánh giá cơ bản nhất, và cũng là lỗi mà nhiều sinh viên thường xuyên mắc phải. Bạn cần phải biết cách trình bày và xây dựng bố cục chuẩn như sau:
– Trình bày
+ Bài tiểu luận cần được trình bày trên khổ giấy A4 với kiểu trang đứng.
+ Bài tiểu luận có form chữ tiêu chuẩn là: Times new Roman.
+ Bài tiểu luận có định dạng lề với lề trên là 2.0 cm, lề dưới 2,5 cm, lề phải 2,0 cm, lề trái 3,0 – 3,5 cm.
+ Bài tiểu luận có cỡ chữ nội dung trong bài là 13, cỡ chữ ở đề mục là 14.
+ Bài tiểu luận có bảng chữ mã Unicode.
+ Độ dãn dòng theo quy định sẽ là 1.2 – 1.3 lines.
+ Một bài tiểu luận đúng quy định sẽ có độ dài không quá 30 trang.
+ Khi có trích dẫn bạn cần nêu rõ nguồn đã trích.
+ Nếu có đính kèm thêm trang thì cần ghi rõ tên/ MSV của mình.
+ Hãy luôn giữ một bản copy để tránh những sự cố bị mất hay sửa chữa sau này nhé.
– Bố cục
Về bố cục của bài tiểu luận, khi thực hiện bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
+ Về trang bìa là phần rất quan trọng của bài tiểu luận. Trang bìa cần được sử dụng giấy cứng để in. Trên trang có chứa đầy đủ các thông tin về: Họ tên sinh viên, tên trường, tên kho, mã SV, tên lớp, năm học,… Trang bìa được đóng khung chuẩn, đẹp mắt với màu sắc nổi bật. Màu xanh thường sẽ là màu được chọn nhiều nhất để làm trang bìa tiểu luận.
+ Ngoài trang bìa thì trong một bài tiểu luận còn có thêm một số loại trang khác như: Trang phụ bìa, trang nhận xét, trang cảm ơn,…
+ Mục lục: Tiếp theo sẽ đến phần mục lục. Bất kỳ một bài tiểu luận nào cũng cần có mục lục và đây sẽ thể hiện tất cả tiêu đề chính và phụ của bài tiểu luận. Mục lục gồm có mục lục lớn và mục lục nhỏ.
Trên đây là bài viết chia sẻ về bí quyết cách làm tiểu luận được điểm cao mà bạn không nên bỏ qua. Để đạt được thành tích học tập như mong muốn thì cách làm tiểu luận sao cho đúng là rất quan trọng. Hy vọng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã mang đến cho các bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa.
–> Xem thêm: Bí quyết cách làm bạc xỉu ngon
Cuộc sống -Chia sẻ cách làm CV xin việc đẹp, thu hút nhà tuyển dụng
Hướng dẫn cách làm thẻ ngân hàng online ngay tại nhà nhanh chóng nhất
Học cách làm giàu từ hai bàn tay trắng của giới tài phiệt
Chia sẻ bí quyết cách làm giàu nhanh nhất cho giới trẻ 2022
Chia sẻ bí quyết cách nhắn tin làm quen khiến ai cũng đổ gục
Hướng dẫn cách làm sạch ốp điện thoại nhanh chóng
Hướng dẫn cách làm tình cho chàng yêu bạn nhiều hơn