Chia sẻ cách làm dấm chuối đơn giản mà cực ngon ngay tại nhà

Giấm ăn là gia vị truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Ngoài những món giấm thường thấy như giấm gạo, giấm táo,…thì giấm chuối cũng là một trong những loại được yêu thích nhất. Thay vì mua ngoài chợ thì các bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để đảm bảo an toàn thực phẩm. Sau đây là bài viết chia sẻ cách làm giấm chuối đơn giản bằng bia, dừa đúng cách mà bạn nên biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số công thức cơ bản ngay sau đây nhé.

Nội Dung Bài Viết

1. Cách làm giấm chuối đơn giản

Cách làm giấm chuối đơn giản với công thức truyền thống bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Đây là phương pháp làm tự nhiên từ đường được nhiều gia đình Việt lựa chọn nhất vì đơn giản mà mùi vị lại chua tự nhiên. Cách thực hiện như sau:

1.1 Chuẩn bị

+ Chuối

+ Đường trắng

+ Nước sôi

+ Rượu gạo

+ Hũ đựng giấm

1.2 Cách thực hiện

Các bước thực hiện đơn giản như sau:

+ Bước 1: Tạo giấm cái

Đây là bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Độ chua và thơm ngon của giấm sẽ tùy thuộc vào giấm cái. Đầu tiên bạn bóc vỏ 5 quả chuối, cắt đôi và bỏ vào bình thủy tinh lớn.

Tiếp theo đổ hỗn hợp gồm: 5l nước sôi + 100ml rượu gạo vào bình thủy tinh. Đậy nắp lại và ngâm trong vòng 30 – 50 ngày.

Đến khi nào phần chuối trong bình có màu trắng trên bề mặt bình thì là đã được. Đó chính là các con giấm, theo thời gian con giấm sẽ càng dày và to.

Thời gian ủ giấm càng lâu thì vị càng chua.

+ Bước 2: Nuôi giấm

Tiếp theo bạn sẽ tiến hành các bước nuôi giấm.

Dùng 300g đường kính trắng pha cùng 5 bát nước lọc. Đánh tan và đổ vào bình thủy tinh đựng giấm và xác chuối.

Sau khi đổ thì để thời gian 7 ngày để giấm đạt đến độ chua mong muốn. 

Khi giấm có độ chua mà bạn ưng ý thì tiếp tục chiết nước giấm ra. Để nguyên phần con giấm và xác chuối để tiếp tục nuôi và lấy nước giấm nhé.

+ Bước 3: Làm giấm mới

Với công thức này bạn có thể nuôi giấm nhiều lần. Chỉ cần giữ lại phần xác chuối và con giấm rồi tiếp tục đổ nước đường vào hũ là có thể lấy nước giấm cho gia đình mình. 

Tuy nhiên theo thời gian con giấm trong bình sẽ hết dần. Lúc đó bạn hãy lấy con giấm chuyển sang bình mới và tiếp tục đổ nước đường. Chỉ với thao tác đó là bạn đã có thể tạo ra một bình giấm mới rồi.

+ Bước 4: Lọc nước giấm

Nước giấm sau mỗi lần lấy bạn có thể sử dụng trực tiếp. Nhưng để đạt vị ngon và bảo quản lâu hơn thì nên đun sôi giấm. 

Để nguội và đóng thành từng chai và bảo quản nơi khô thoáng.

Trong quá trình làm giấm, bình thủy tinh sẽ xuất hiện những lớp váng trắng. Bạn đừng hoang mang, đó chính là con giấm mà mình nuôi nên không gây ảnh hưởng đến chất lượng đâu nhé.

2. Cách làm giấm chuối bằng bia

Ngoài đường thì dùng bia để làm giấm chuối cũng rất phổ biến. Men bia sẽ giúp làm cho giấm nhanh chua hơn và hương vị cũng rất khác biệt. Cách làm giấm chuối bằng bia gồm các bước như sau:

2.1 Chuẩn bị

+ Bia hơi

+ Chuối chín

+ Đường trắng

+ Bình đựng giấm

2.2 Cách làm

+ Bước 1: Lên men bia

Với phần bia bạn sẽ làm lên men để nuôi giấm.

Đầu tiên đổ 1 lít bia hơi vào bình thủy tinh. Trộn thêm 3 thìa đường vào khuấy đều cho đường tan.

Đậy kín nắp bình và bảo quản tại nơi mát mẻ.

Chờ từ 15 – 20 ngày cho bia lên men.

+ Bước 2: Nuôi giấm chuối

Sau thời gian bia lên men thì tiến hành nuôi giấm chuối.

 Phần chuối làm sạch, lột vỏ và cắt hình vuông nhỏ cho vào bình thủy tinh chứa bia. 

Ủ lên men từ 2 – 4 ngày rồi cho bia hơi và chuối vào thêm.

Sau thời gian bạn sẽ thấy một lớp váng phía trên đó là những con giấm vừa hình thành. Chờ thời gian cho giấm dày lên để chiết lấy nước giấm.

+ Bước 3: Chiết bình giấm mới sau khi dùng hết

Bạn có thể chiết lấy nước giấm từ từ. Sau khi dùng gần hết thì có thể làm bình mới bằng cách đổ giấm cũ sang bình thủy tinh khác. Rồi mua thêm bia đổ thêm vào.

Đây là cách làm giấm chuối không cần rượu mà thay vào đó là dùng bia. Giấm chuối được làm từ bia có mùi thơm nồng dễ chịu. Vị thơm ngon, chua nhưng đậm rất phù hợp với khẩu vị của người Việt. Thay vì làm như truyền thống các bạn cũng có thể tham khảo cách làm mới này, hứa hẹn sẽ không làm bạn thất vọng đâu nhé.

3. Cách làm giấm chuối bằng nước dừa

Dừa có vị thơm nhẹ, ngọt lành nếu dùng để làm giấm chuối thì thực sự rất tuyệt vời. Cách làm cũng tương tự như những phương pháp làm khác chỉ thêm dừa vào trong quá trình ngâm giấm. Cách làm giấm chuối bằng nước dừa như sau:

3.1 Chuẩn bị

+ Chuối chín

+ Rượu gạo 

+ Nước sôi để nguội

+ Dừa tươi

+ Đường cát trắng

3.2 Cách làm

Cách làm giấm chuối bằng nước dừa khá đơn giản, các bước thực hiện như sau:

+ Bước 1: Làm giấm cái

Dùng 05 quả chuối chín, lột vỏ và cắt thành từng miếng để chế biến giấm cái.

Bỏ chuối vào hũ đựng và đổ 01 quả nước dừa tươi vào.

Đậy nắp và bảo quản nơi thoáng mát.

Chờ cho hũ giấm lên men. Thời gian đạt chuẩn là từ 30 – 40 ngày.

Sau 40 ngày bạn sẽ bắt đầu thấy phần hũ xuất hiện lớp váng trắng đó chính là con giấm.

+ Bước 2: Nuôi giấm

Để nuôi giấm bạn sẽ tiếp tục pha nước đường và đổ vào bình giấm vừa nuôi như hướng dẫn ở tại các bước làm giấm đường. 

Chiết lấy nước giấm và tiếp tục pha nước đường theo đúng quy định rồi đổ vào bình. Như vậy bạn sẽ tiếp tục có những bình giấm mới.

+ Bước 3: Gây hũ giấm mới

Tương tự, sau khi nuôi thì con giấm sẽ dày lên và khiến hũ giấm chật đi. Bạn sẽ sử dụng hũ mới để con giấm sang và pha đường theo đúng tỉ lệ để gây hũ giấm mới.

+ Bước 4: Bảo quản nước giấm

Để giấm không quá chua sau một thời gian bạn cần chiết nước dấm ra và bảo quản nơi thoáng mát. 

Đun sôi giấm để giữ nước giấm lâu hơn. Đóng thành từng chai để sử dụng dần dần.

Như vậy thông qua 4 bước đơn giản trên là bạn đã có ngay những chai nước giấm chuối chất lượng. Giấm dùng dừa tươi rất thơm ngon, an toàn mà lại tốt cho sức khỏe. Rất đáng để thử một lần đó nhé.

4. Bảo quản giấm chuối đúng cách

Bình giấm nếu biết cách bảo quản đúng thì có thể sử dụng rất lâu. Bạn đã biết cách bảo quản hay chưa? Nếu chưa thì hãy lưu ý những điều sau đây nhé:

+ Bảo quản giấm chuối đúng cách ở nhiệt độ thường. Nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

+ Nên cố định bình thủy tinh nuôi giấm. Trong quá trình lên men nếu bị va chạm mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng con giấm nuôi.

+ Hạn chế mở nắp bình giấm trong quá trình lên men. Vì sự tiếp xúc với không khí sẽ khiến cho hũ giấm bị hỏng.

+ Khi gây bình giấm mới thì cần vớt con giấm ra một cách nhẹ nhàng tránh hiện tượng làm con giấm bị chết.

+ Nếu bạn để giấm quá lâu thì sẽ càng chua. Hãy căn khẩu vị của gia đình để chiết giấm đúng thời điểm nha.

+ Khi chọn chuối để làm giấm thì nên chọn chuối vừa chín. Tránh chọn chuối xanh hoặc quá mềm nhé.

+ Một mẹo để tăng hương vị của giấm đó là trong quá trình làm thái thêm một vài lát dứa bỏ vào. Khi đó thành phẩm sẽ cho ra màu vàng nhạt và hương thơm nồng nàn, tuyệt vời.

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách làm dấm chuối đơn giản mà cực ngon ngay tại nhà. Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm cho mình công thức làm món giấm ngon hơn.

–> Xem thêm: Chia sẻ cách làm kem bơ không cần Whipping Cream ngay tại nhà

Ẩm Thực -