Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng thì phải làm như thế nào?

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng là một trong những triệu chứng có thể xuất hiện ở một số trẻ. Bởi khi mới chào đời em bé sẽ dễ mắc một số vấn đề liên quan tới mắt. Nếu mẹ không biết cách xử lý hoặc xử lý sai cách thì hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng và đặc biệt là việc suy giảm thị lực. Chính vì vậy khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng thì mẹ không nên chủ quan mà hãy tìm các phương pháp khoa học để xử lý. Nếu mẹ chưa biết thì hãy tham khảo bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng thì phải xử lý như thế nào.

Nội Dung Bài Viết

Nguyên nhân mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng

Trẻ sơ sinh thường bị ghèn vàng ở mắt, và đây chính là hiện tượng nhiễm trùng ở trẻ. Bởi lúc em bé chào đời mắt bé bị chất lỏng như dịch ối, máu… chảy vào mắt. Cũng có nhiều trường hợp mắt bị ghèn vàng là do vệ sinh kém gây ra. Đó là do phần rỉ đùn dính với lông mi của bé. Nếu không kịp thời xử lý thì phần ghèn có thể bị khô và bé sẽ rất khó khăn khi mở mắt. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé.

Tùy theo tình trạng mà trẻ sơ sinh có người bị ghèn một bên mắt cũng có người bị cả hai mắt. Cũng sẽ có những trường hợp em bé bị nhiễm trùng nặng, đó là khi ghèn vàng có mủ và tình trạng này diễn ra kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày. Khi đó mẹ cần phải đưa em bé của mình đi khám bác sĩ vì có thể em bé đã mắc một số vấn đề về mắt. Và nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn tới hiện tượng mù lòa. Và tùy vào tình trạng của từng trẻ mà sau khi đi thăm khám bác sĩ sẽ có được những cách điều trị riêng. Chẳng hạn như sử dụng các loại thuốc chuyên dụng hay dùng biện pháp thông tuyến lệ.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng nên làm sao?

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo mọi trẻ sơ sn cần phải được lau mắt ngay khi chào đời. Và phải được nhỏ Nitrat bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt Tetracyline 1% trong vòng 1 giờ sau khi được sinh ra. Mọi sự chăm sóc sau đó mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những sự tư vấn kịp thời nhất.

Khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng mẹ đầu tiên nên chuẩn bị một bông gòn sạch, nhúng vào một bát nước ấm có pha với một chút muối. Sau đó mới tiến hành vệ sinh cho bé bằng cách lau nhẹ nhàng phần ghèn để em bé có thể mở mắt ra được.Tất nhiên mẹ cũng tránh lau sâu vào trong phần mắt của em bé cũng tránh lau mạnh. Bởi thời điểm mới chào đời mắt của em bé còn rất nhạy cảm và rát dễ bị tổn thương. Vì vậy nếu mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng mẹ hãy chú ý điều này khi vệ sinh cho bé mẹ nhé!

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng thì phải làm như thế nào?

Mỗi ngày mẹ thực hiện quy trình này khoảng 2-3 lần hoặc nếu thấy em bé bị ghèn mắt nhiều hơn thì có thể lau nhiều hơn. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt được bán với công dụng như làm sạch ghèn hay nhỏ mắt cho bé thì mẹ tuyệt đối không nên mua. Bởi mắt của em bé đang rất yếu cũng như sẽ dễ bị kích ứng với các thành phần hóa học của thuốc. Chính vì vậy nếu có bất cứ vấn đề nào mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời và đưa ra giải pháp tốt nhất nhé!

Một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

Trong những tuần đầu sau khi sinh em bé có thể mắc một số bệnh nhiễm khuẩn về mắt nặng. Điều này có thể dẫn tới tình trạng suy giảm thị giác hay mù lòa chẳng hạn. Sở dĩ có điều này là do các tác nhân gây nhiễm khuẩn như vi trùng gây bệnh lậu, trùng roi và một số loại vi trùng khác có thể lây nhiễm từ mẹ qua trong khi sinh hoặc cũng có thể do người chăm sóc em bé có vấn đề.

Triệu chứng của các loại bệnh này chính là mắt bị sưng đỏ, chảy mủ và có ghèn. Nó sẽ bắt đầu khoảng thời gian từ 2 đến 5 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn tùy tình trạng của bệnh. Nếu mắt của em bé bị nhiễm trùng nặng và mắt của trẻ sơ sinh bị ghèn vàng liên tục khoảng 6-7 ngày thì mẹ cần đưa em đi khám để các bác sĩ chuẩn đoán được nguyên nhân chính xác và tránh được các hậu quả đáng tiếc về sau.

Để tránh mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng mẹ cần làm gì?

Như đã chia sẻ ở trên giai đoạn đầu sau khi chào đời, mắt của em bé còn đang rất yếu. Chính vì vậy để tránh trường hợp mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng hay một số vấn đề có thể gặp liên quan đến mắt. Cũng như đảm bảo cho đôi mắt của em bé luôn khỏe, sáng thì mẹ cần phải chú ý một số chỉ dẫn dưới đây.

– Mẹ cần phải rửa mặt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bằng nước đun sôi để nguội. Và khi lau mắt hãy dùng một meengs bông sạch nhúng vào nước ấm có pha chút muối. Mẹ không nên lau mắt em bé bằng nước lạnh.
– Khăn mặt hay các đồ vệ sinh cá nhân của bé phải được làm sạch và phơi khô ngoài nắng. Tuyệt đối không sử dụng khăn mặt để vệ sinh các phần khác của cơ thể. Khăn mặt nên được làm sạch thường xuyên bởi đó cũng chính là nơi vi khuẩn dễ lây lan và phát triển nhất.
– Trước khi vệ sinh cho bé nhất là phần mắt mẹ hãy đảm bảo tay của mình được sạch sẽ. Hãy sử dụng các loại nước rửa tay diệt vi khuẩn để loại bỏ các mầm mống gây bệnh nguy hiểm. Bởi đôi tay cũng chính là nơi tiếp xúc và là nơi trung gian truyền bệnh và có thể mang theo rất nhiều vi khuẩn. Em bé mới chào đời sẽ rất yếu và đôi tay mẹ cũng có thể là nguyên nhân làm mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng.
– Mẹ cũng nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và không sử dụng các loại thuốc bán ở bên ngoài để tra mắt bé. Hãy sử dụng sau khi tham khảo các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo mắt em bé khỏe nhất cũng như hạn chế các vấn đề có thể gặp phải.
– Hãy đeo bao tay cho trẻ, bởi những ngày đầu sau sinh, em bé sẽ tích cực vận động khi ra ngoài một môi trường mới. Tất nhiên em bé sẽ chưa thể làm chủ được cơ thể mình nên sẽ có thể làm đôi tay chạm vào mắt mình. Từ đó cũng có thể làm mắt bi tổn thương.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi hướng dẫn bạn mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng thì nên làm sao. Đây có thể là một dấu hiệu phổ biến tuy nhiên nếu mẹ không có phương pháp cũng như không sử dụng đúng cách thì có thể dẫn tới một số biến chứng thậm chí là mù lòa. Hãy bảo vệ đôi mắt còn non nớt của trẻ sơ sinh để con có được một đôi mắt khỏe và sáng nhất mẹ nhé!

Cuộc sống -