Ung thư vú có chữa được không? Nguyên nhân ung thư vú
Ung thư vú có chữa được không? Đọc ngay để tìm hiểu thêm nguyên nhân, dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ cũng như việc ung thư vú sống được bao lâu?
Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ung thư ác tính được phát hiện trong mô vú, tình trạng này thường phát triển từ các ống bên trong vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể lan rộng ra toàn bộ vú và sang các bộ phận khác trên cơ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết việc ung thư vú có chữa được không?
Tìm hiểu ung thư vú có chữa được không?
Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ, khi mắc bệnh, mô tuyến vú sẽ xuất hiện tế bào ác tính. Vậy, ung thư vú có chữa được không?
Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhất là khi phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn đầu. Để gia tăng tỷ lệ khỏi bệnh, mỗi chúng ta nên tự trang bị những kiến thức quan trọng về bệnh để phát hiện sớm bệnh qua sàng lọc và dấu hiệu cũng như có thể tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.
Với mức độ ngày càng phổ biến của ung thư vú, căn bệnh này là nỗi lo sức khỏe với bất cứ chị em phụ nữ nào. Các phương pháp điều trị hiện nay, kể cả kỹ thuật mới chỉ có thể giảm tiến triển bệnh, giảm đau đớn và kéo dài sự sống. Khi ung thư vú đã di căn xa ra khỏi hạch bạch huyết, khả năng chữa khỏi bệnh là rất thấp. Vị trí ung thư vú di căn đầu tiên thường là hạch bạch huyết, sau đó là các cơ quan như gan, xương, não, phổi.
Theo nghiên cứu, tỉ lệ chữa khỏi bệnh đạt đến 80%, bệnh nhân vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh đến hàng chục năm. Tế bào ung thư còn sót lại sau điều trị hoàn toàn có thể phát triển nhanh, gây khối u và tiếp tục xâm lấn. Đến khi ung thư vú di căn ra ngoài, các phương pháp điều trị hiện nay rất khó để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Việc điều trị ung thư vú giai đoạn đầu khi khối u và tế bào ung thư vẫn đang phát triển trong phạm vi vú cũng dễ dàng hơn chứ không chỉ tỉ lệ sống sót cao.
Tỷ lệ mắc ung thư vú xâm lấn cao hơn, chiếm khoảng 70 – 80% tổng trường hợp mắc bệnh. Ung thư xâm lấn phức tạp khó để điều trị dứt điểm, ung thư biểu mô ống xâm lấn và ung thư vú giới hạn trong khu vực ống dẫn sữa có tỉ lệ sống sót cao hơn. Vì vậy, ung thư vú có chữa được không còn còn phụ thuộc vào thể bệnh.
Ung thư vú giai đoạn 2 có chữa được không?
Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, ung thư vú giai đoạn 2 được xem là giai đoạn phát triển, tế bào ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn xa trong cơ thể. Vậy, ung thư vú giai đoạn 2 có chữa được không? Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú. Do đó, người bệnh có tỷ lệ sống sót cao nếu được điều trị tích cực.
Ung thư vú giai đoạn 3 có chữa được không?
Ung thư vú giai đoạn 3 có chữa được không? Bệnh nhân với ung thư vú giai đoạn 3 vẫn có cơ hội được điều trị khỏi và tiên lượng sống cải thiện đáng kể. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót của phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn 3 trong thời gian 5 năm là khoảng 72%. Điều này có nghĩa là 72 trong số 100 phụ nữ dự kiến sẽ sống 5 năm sau khi chẩn đoán.
Ung thư vú giai đoạn cuối có chữa được không?
Ung thư vú giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư vú giai đoạn 4 không thể chữa khỏi. Tiên lượng sẽ xấu đi đáng kể khi khối u đã di căn toàn thân. Thông thường, chỉ có khoảng 22% bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 4 sống sót sau 5 năm tiếp theo.
Nguyên nhân ung thư vú ở phụ nữ
Nếu càng chịu nhiều tác động của các yếu tố nguy cơ, thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ càng cao hơn và thực tế, rất khó để xác định được một nguyên nhân cụ thể. Các nguyên nhân ung thư vú ở phụ nữ bao gồm:
Khả năng miễn dịch của cơ thể: Khi hệ miễn dịch hoạt động kém thì những tế bào, những khối u ác tính sẽ hình thành bệnh, trong đó có bệnh ung thư vú. Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh thì nguy cơ ung thư sẽ thấp hơn. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thế cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú.
Lối sống: Nếu đã từng mắc ung thư vú mà để tình trạng thừa cân, ít vận động thì có khả năng cao gây tái phát bệnh, từ đó kích thích tế bào tuyến vú sinh trưởng mạnh gây ung thư. Sự hoạt động của tuyến vú phụ thuộc nhiều vào nội tiết tố estrogen và nếu tăng estrogen thì sẽ đồng nghĩa làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Môi trường: Môi trường không lành mạnh, không trong sạch sẽ khiến các gen bị đứt gãy trong quá trình sao chép và tạo ra những đột biến. Những yếu tố có liên quan đến các loại bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư vú chính là những yếu tố như khói bụi, hóa chất, vi sinh vật, tia X, tia tử ngoại,…
Di truyền: Một số đột biến gen khác cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư vú. Đây là yếu tố di truyền và chúng ta không thể thay đổi nó. Loại đột biến gen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Đột biến gen BRCA1/2 di truyền có thể xảy ra cả ở nữ giới và nam giới chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú.
Ai dễ mắc ung thư vú?
Tầm soát ung thư thường nhằm vào các đối tượng dễ bị, đối tượng nguy cơ cao và nhằm vào các bệnh ung thư thường gặp. Vậy, ai dễ mắc ung thư vú?
Ung thư có thể gặp ở bất cử tuổi nào, bất cứ ai. Tuy nhiên, ung thư vú thường gặp ở nữ trên 40 tuổi, phụ nữ béo phì, phụ nữ mãn kinh dùng nội tiết tố nữ thay thế. Thuộc nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao, những người có tiếp xúc yếu tố nguy cơ cao sẽ gây ung thư. Ngoài ra, đối tượng nguy cơ cao là những người trong gia đình có người bị ung thư.
Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ
Sau khi tìm hiểu việc ung thư vú có chữa được không thì chắc hẳn chúng ta đều biết ung thư vú nếu phát hiện và điều trị muộn có thể đã di căn vào xương và các bộ phận khác, đau đớn sẽ càng nhân lên. Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ bao gồm:
Đau lưng, vai hoặc gáy: Người ta thường nhầm lẫn với việc giãn dây chằng hoặc các bệnh liên quan trực tiếp đến cột sống bởi những cơn đau thường xảy ra ở phía lưng trên hoặc giữa 2 bả vai. Một số phụ nữ khi mắc phải bệnh này thay vì đau ngực thì thường có cảm giác đau lưng hoặc vai gáy.
Sưng hoặc nổi hạch: Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú chính là những khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng da kéo dài trong vài ngày mà bạn không rõ nguyên nhân.
Thay đổi vùng da: Vùng da thường có thể xuất hiện nhiều nếp nhăn hoặc lõm giống như lúm đồng tiền, vùng da xung quanh thường có mụn nước, ngứa lâu không dứt điểm. Hầu hết những người mắc phải căn bệnh này thường thay đổi màu sắc và tính chất da ở vùng ngực.
Đau vùng ngực: Nếu vùng ngực đau, nóng rát liên tục hoặc ngày càng dữ dội thì bạn nên cần đi khám ngay. Có nhiều khả năng đây là tín hiệu cảnh báo ung thư vú ác tính giai đoạn sớm. Vùng ngực có cảm giác đau âm ỉ, không có quy luật rõ ràng là điều bạn nên cân nhắc.
Ung thư vú sống được bao lâu?
Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân thường lo lắng và quan tâm nhất là vấn đề ung thư vú sống được bao lâu. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ sống của ung thư vú xâm lấn sau 15 năm là 80%. Tỷ lệ sống của ung thư vú sau 10 năm là 84% (Nghĩa là 84 trong số 100 phụ nữ mắc ung thư vú còn sống sau 10 năm).
Trong số 100 phụ nữ sẽ có tới 90 người còn sống 5 năm sau khi họ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Tức tỷ lệ sống tương đối trong 5 năm đối với bệnh ung thư vú là 90%. Ngoài ra, tỷ lệ sống sót của ung thư vú còn thay đổi dựa vào nhiều yếu tố.
- Tỷ lệ sống sót tương đối của ung thư vú theo độ tuổi.
Tỷ lệ sống của ung thư vú được ước tính tương đối 5 năm theo độ tuổi tại thời điểm chẩn đoán như sau:
– Từ 75 tuổi trở lên: 86%.
– Từ 65 – 74 tuổi: 92%.
– Từ 55 – 64 tuổi: 91%.
– Từ 45 – 54 tuổi: 91%.
– Dưới 45 tuổi: 88%.
- Tỷ lệ sống sót tương đối theo giai đoạn của ung thư vú.
– Ung thư vú di căn đến các bộ phận hoặc cơ quan khác trong cơ thể: Tỷ lệ sống của ung thư vú giai đoạn cuối là 28%.
– Ung thư vú đã lan sang các mô và hạch bạch huyết lân cận: Tỷ lệ sống ung thư vú trong những giai đoạn này sau 5 năm là 86%.
– Ung thư vú chỉ khu trú ở vú: Tỷ lệ sống của ung thư vú giai đoạn này sau 5 năm là 99%.
Trên đây là toàn bộ thông tin ung thư vú có chữa được không, nguyên nhân, dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ cũng như việc ung thư vú sống được bao lâu? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cho con bú uống bia được không? Uống bia có nhiều sữa không?
Sức khỏe -Cho con bú uống bia được không? Uống bia có nhiều sữa không?
Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Tìm hiểu chi tiết!
Bầu ăn vú sữa được không? Một số trái cây tốt cho bà bầu
Bầu ăn lê được không? 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn
Uống kẽm và vitamin D3 cùng lúc được không? Công dụng là gì?
Ung thư có chữa được không? Bệnh ung thư có tự khỏi không?
Kem Kamill có bôi mặt được không? Tìm hiểu chi tiết!