Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Tìm hiểu chi tiết!
Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Đọc ngay để tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và một số cây thuốc nam chữa bệnh cường giáp.
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp (Triiodothyronine và thyroxine) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp quý vị có thêm thông tin chi tiết việc bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Tìm hiểu chi tiết bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh cường giáp gây nhiều phiền toái đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không điều trị. Bệnh hoàn toàn chữa khỏi nếu người bệnh đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vậy, bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh cường giáp là một bệnh tự miễn. Vì vậy bệnh sẽ không tự khỏi nếu không điều trị. Như vậy, bệnh cường giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi. Sau khi cắt bỏ tuyến giáp, đối với trẻ nhỏ có thể để lại mô giáp ít hơn vì lứa tuổi này thường dễ tái phát hơn. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ tuyến giáp gần như hoàn toàn, chỉ để lại 2 – 3gam mỗi thùy hoặc cắt tuyến giáp toàn bộ.
Khi bệnh được chữa khỏi, các triệu chứng của bệnh giảm dần và biến mất, tuyến giáp ngừng tăng kích thước, sản xuất hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Để điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, thuốc kháng giáp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị này, cùng với thuốc tim mạch và thuốc chẹn beta.
Hầu hết các trường hợp cường giáp với kích thước tuyến giáp bình thường hay cường giáp có bướu giáp lan tỏa độ 1 đều được điều trị nội khoa bằng thuốc liên tục từ 18 đến 24 tháng là khỏi bệnh. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị bệnh cường giáp chính là điều trị nội khoa bằng thuốc, xạ trị và phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Để dự phòng các biến chứng có thể xảy ra của bệnh và có thể đưa tuyến giáp về trạng thái hoạt động bình thường thì chúng ta cần phải điều trị duy trì trong khoảng thời gian dài.
Bệnh cường giáp sống được bao lâu?
Hơn 60% trường hợp mắc bệnh tuyến giáp không được chẩn đoán kịp thời. Do đó, bệnh cường giáp sống được bao lâu chính là thắc mắc của rất nhiều người. Sau 1 – 2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh có thể lên đến 70%. Bệnh nhân nên đi khám định kỳ chuyên khoa nội tiết để được theo dõi và hướng dẫn điều trị đúng.
Nếu bệnh tái phát, bác sĩ có thể tiếp tục dùng lại thuốc kháng giáp, iod phóng xạ hoặc nếu bệnh quá nặng thì cần can thiệp ngoại khoa. Khi ngưng điều trị, bệnh nhân vẫn phải đến gặp bác sĩ 3 tháng một lần trong năm đầu vì bệnh có thể tái phát trong giai đoạn này.
Một số nghiên cứu mới đây cho rằng việc dùng kết hợp thuốc viên hormone tuyến giáp với chế độ ăn uống sẽ giúp khả năng khỏi bệnh cao hơn. Và sau khi khỏi bệnh, tuyến giáp sẽ không phát triển nên không cần phải tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng giáp.
Bệnh cường giáp có phải là ung thư?
Bệnh cường giáp là bệnh rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự kích thích thụ thể hormon tuyến giáp (TSH) trên các tế bào nang tuyến giáp. Vậy, bệnh cường giáp có phải là ung thư? Bệnh cường giáp không phải là ung thư, tuy nhiên tùy từng dạng bệnh mà có thể xuất hiện các biến chứng bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư vú.
Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Tuyến giáp sản sinh những hormone thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vậy, bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên, phụ nữ độ tuổi sinh sản dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội tiết, sau khi được điều trị ổn định cường giáp vẫn có thể có thai và sinh sản bình thường. Có thể thấy, nếu điều trị cường giáp kịp thời, đúng cách, cơ hội làm mẹ của phụ nữ vẫn rất cao.
Tỷ lệ bệnh chiếm trung bình khoảng 1,5% dân số. Theo khảo sát, có khoảng 2,3% phụ nữ có vấn đề về sinh sản mắc bệnh cường giáp. Cường giáp gây dư thừa nồng độ hormon tuyến giáp trong cơ thể, dẫn tới triệu chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, làm ảnh hưởng tới cách sử dụng năng lượng của cơ thể và tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Nguyên nhân gây bệnh cường giáp ở phụ nữ
Các nguyên nhân gây bệnh cường tuyến giáp ở phụ nữ bao gồm:
Sử dụng quá nhiều thuốc hormon tuyến giáp: Bạn có thể cần phải điều chỉnh liều nếu mức hormone tuyến giáp của bạn quá cao. Bạn nên đến gặp bác sĩ ít nhất mỗi năm một lần để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp nếu bạn dùng thuốc hormon tuyến giáp quá liều.
Tiêu thụ i-ốt nhiều: Ở một số người, tiêu thụ một lượng lớn i-ốt có thể khiến tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Lượng i-ốt bạn tiêu thụ ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp mà tuyến giáp tạo ra.
Viêm tuyến giáp: Suy giáp thường kéo dài từ 12 – 18 tháng, tuy nhiên tình trạng này có thể diễn ra vĩnh viễn. Đây là tình trạng tuyến giáp của bạn có thể trở nên kém hoạt động.
Các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức: Nhân tuyến giáp có thể hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Các nhân tuyến giáp phổ biến và thường lành tính, chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ chứa tế bào ung thư.
Bệnh Basedow (Bệnh Graves): Loại cường giáp này có xu hướng phát triển trong gia đình và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Bệnh này xuất hiện do các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp, làm cho tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp.
Triệu chứng bệnh cường giáp
Sau khi tìm hiểu thông tin bệnh cường giáp có chữa khỏi được không thì triệu chứng bệnh cường giáp là gì được rất nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm. Các triệu chứng của căn bệnh này bao gồm:
Run tay: Chứng run tay ở bệnh nhân cường giáp không thể tự kiểm soát, biên độ run nhỏ nhưng tần số nhanh.
Bướu cổ: Tuyến giáp nằm ở vùng cổ bị phì đại, phình to gây ra bướu cổ.
Thay đổi tính tình: Bệnh cường giáp cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và tính tình của bệnh nhân.
Sụt cân: Dinh dưỡng nạp được sử dụng cho hoạt động chuyển hóa quá mức, dẫn đến thiếu hụt cho những nhu cầu khác của cơ thể gây sụt cân.
Tăng tiết mồ hôi: Bệnh nhân thường xuyên ra mồ hôi kể cả khi ngủ hay không vận động.
Tiêu chảy: Hoạt động của nhu động ruột bị ảnh hưởng, gây ra tiêu chảy, mất nước kéo dài.
Tim đập nhanh: Cảm giác rõ ràng nhất là tim đập mạnh, nhanh trong lồng ngực.
Sợ nóng: Nhiệt độ cơ thể kết hợp với nhiệt độ môi trường khiến họ luôn trong tình trạng nóng nực, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Người bị bệnh cường giáp thường sợ nhiệt độ cao, thời tiết nóng nực.
Cây thuốc nam chữa bệnh cường giáp
Trường hợp bướu cổ lành tính, kích thước nhỏ, bạn có thể sử dụng những cây thuốc nam chữa bệnh bướu cổ hiệu quả và nhanh chóng. Một số cây thuốc nam chữa bệnh cường giáp hiệu quả bao gồm:
Khổ sâm nam chữa bướu cổ hiệu quả: Cây khổ sâm nam còn giúp giảm các triệu chứng do bệnh cường giáp gây ra như đánh trống ngực, hồi hộp, giảm kích thích cơ tim. Các tài liệu của y học hiện đại cũng chỉ rõ về tác dụng chống viêm và kháng u của loại cây này. Lá khổ sâm nam có tính mát, vị đắng, hơi ngọt, hơi chát có khả năng sát trùng cũng như thanh nhiệt, tiêu độc rất tốt.
Chữa bướu cổ bằng hải tảo (Rong biển): Hoạt chất natri alginat và các thành phần đa đường chiết xuất từ hải tảo có tác dụng giảm triệu chứng tăng cholesterol ở người bị bướu cổ do suy giáp, làm giảm cholesterol huyết, tiêu diệt gốc tự do có thể gây u tuyến giáp. Các hoạt chất sinh học trong hải tảo đóng vai trò như chất điều hòa miễn dịch và có ích đối với việc đẩy lùi bệnh tuyến giáp, ngăn ngừa các bệnh lý tuyến giáp gây bướu cổ.
Quả ké đầu ngựa và cây xạ đen chữa bướu cổ: Sử dụng bài thuốc này sẽ giúp quá trình điều trị bướu cổ của bệnh nhân nhanh chóng và hiệu quả. Cây xạ đen và cây ké đầu ngựa còn có chứa các chất chống viêm và kháng khuẩn mạnh, giúp kháng u, làm cô lập tế bào u bướu và dần loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
Bệnh cường giáp không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh tuy không chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng giúp giảm các triệu chứng của bệnh, góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Vậy bệnh cường giáp không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, dưới đây là một số thực phẩm cần tránh ăn khi mắc bệnh:
- Thực phẩm giàu i-ốt.
- Thực phẩm có hàm lượng đường cao.
- Các loại chất béo “xấu”.
- Cà phê.
- Rượu, bia.
- Sữa tươi nguyên kem.
Trên đây là toàn bộ thông tin bệnh cường giáp có chữa khỏi được không, nguyên nhân, triệu chứng và một số cây thuốc nam chữa bệnh cường giáp. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Bầu uống C sủi được không? Các loại C sủi cho bà bầu
Sức khỏe -Bầu ăn vú sữa được không? Một số trái cây tốt cho bà bầu
Bầu ăn lê được không? 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn
Uống kẽm và vitamin D3 cùng lúc được không? Công dụng là gì?
Ung thư có chữa được không? Bệnh ung thư có tự khỏi không?
Kem Kamill có bôi mặt được không? Tìm hiểu chi tiết!
Nâng ngực có cho con bú được không? Thông tin chi tiết!
Bầu ăn khoai lang được không? Bầu ăn khoai từ được không?