Tìm hiểu về COO và vai trò của COO trong công ty

Trong công ty được chia ra nhiều chức vụ có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao của mình. Bên cạnh đó đứng đầu chính là CEO với vai trò điều hành mọi hoạt động và quyết định của công ty. Vậy các bạn có biết về COO chưa? Nếu chưa thì ngay bây giờ hãy cùng giupban.com.vn theo dõi bài viết này ngay nhé!

COO là gì?

COO là viết tắt của Chief Operations Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành. Đối với những công ty cổ phần hay tập đoàn lớn thì COO có vai trò đứng sau CEO để trợ giúp những công việc cho CEO.

Mỗi ngày COO sẽ báo cáo trực tiếp các công việc cho CEO. COO được xem là chỉ huy thứ hai trong công ty sau CEO và còn được gọi là phó chủ tịch (giám đốc) điều hành.

Một COO có thể thừa lệnh của CEO để gửi những quyết định, tổ chức các buổi họp với các cấp dưới, các phòng ban khác nhau như nhân sự, kế toán, sản xuất… Do tính chất công việc nên yêu cầu của một COO là phải có khả năng tổ chức, tính khách quan cùng khả năng bao quát công việc tốt.

Ở Việt Nam, thông thường các công ty nhỏ có quy mô khoảng hơn 50 người và công ty mới sẽ không cần COO. Thường thì các công ty này sẽ có khoảng 5 trưởng phòng nên CEO có thể quán xuyến được công việc của COO.

Vai trò của COO

Chúng ta đã biết CEO là người điều hành công ty vậy vai trò của COO là gì liệu bạn đã biết chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết này ngay nhé!

– Lãnh đạo và quản lý các công việc hàng ngày của doanh nghiệp dựa trên chỉ đạo của CEO.

– Nhận báo cáo, đưa ra các chỉ đạo và giải đáp thắc mắc trong công tác vận hành doanh nghiệp từ hành chính, nhân sự, chi tiêu, sản xuất,…

– Chịu trách nhiệm thúc đẩy doanh nghiệp đạt tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận, dòng tiền và các mục tiêu khác trong kinh doanh.

– Chịu trách nhiệm đo lường cũng như tính hiệu quả của các quy trình. Cung cấp cho CEO các báo cáo về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.

– Là đối tượng xây dựng, tuyên truyền và thực hiện các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

– Phối hợp với đội ngũ quản lý để cải thiện và thực hiện các kế hoạch xây dựng hạ tầng quản lý của doanh nghiệp.

– Động viên và lãnh đạo đội ngũ quản lý cấp trung, thu hút, tuyển dụng và giữ chân các nhân sự cấp trưởng phòng trở lên.

– Nuôi dưỡng môi trường làm việc tích cực, cởi mở, có trách nhiệm

– Thay mặt công ty làm việc với khách hàng, nhà đầu tư và các đối tác khi cần thiết.

Yêu cầu đối với COO

Để đảm nhận vị trí COO trong công ty, đòi hỏi phải có đầy đủ trình độ kiến thức và kinh nghiệm đối với lĩnh vực đó.

– Bằng cấp tối thiểu là bằng cử nhân kinh doanh hoặc một môn học liên quan, đa phần nhiều tổ chức ưa chuộng người có bằng MBA.

– Đòi hỏi kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực công ty hoạt động ít nhất là 15 năm.

Ngoài ra, COO còn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc của các phòng ban và nhân sự cấp dưới nên đòi hỏi thêm những năng lực như sau:

– Phải có khả năng lãnh đạo, tư duy chiến lược, tập trung vào kết quả, am hiểu các hoạt động kinh doanh, có khả năng ra quyết định, quản lý tài chính.

– Có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch tài chính và phân tích tài chính cũng như giám sát nguồn nhân sự, IT, Pháp chế…

– Có kỹ năng trong việc phát triển tổ chức, quản lý nhân sự, lập ngân sách, phát triển tài nguyên và lập kế hoạch chiến lược.

– Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và lập quan hệ xuất sắc với khả năng làm việc nhóm cao.

– Có phẩm chất cá nhân uy tín, đáng tin cậy và tính cam kết cao.

– Linh hoạt và đa nhiệm trong công việc cũng như xử lý tình huống tốt.

Trách nhiệm của COO

– Tổ chức, điều hòa công việc để có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty.

– Tổ chức, thúc đẩy kế hoach phát triển của công ty trung hạn và dài hạn.

– Chịu trách nhiệm về mặt kinh tế, hành chính nếu có thông tin điều tra sai lệch nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho công ty.

Phân biệt COO và CEO

Rất nhiều người vẫn chưa biết sự khác nhau giữa hai chức vụ CEO và COO. Hãy cùng theo dõi để giúp bản thân có thêm những kiến thức mới nhé!

Trong một công ty, CEO là người đứng đầu và có vai trò quan trọng nhất, là người có nhiệm vụ điều hành cũng như đưa ra các quyết định cho tất cả mọi hoạt động của công ty đó. CEO được ví như “thủ lĩnh tối cao” của công ty. Công ty thành công hay thất bại hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và khả năng chèo lái của CEO.

COO là cấp dưới của CEO, nhỏ hơn CEO và chịu sự quản lý trực tiếp của CEO. COO làm việc với các cán bộ cấp cao trong công ty và có nhiệm vụ báo cáo công việc trực tiếp cho CEO. Có thể hiểu nôm na CEO là tổng giám đốc còn COO là phó tổng.

Không phải công ty nào cũng cần có COO, tùy thuộc vào quy mô của công ty mà lập ra chức vụ này. Thông thường chỉ những công ty cực lớn mới cần COO để san sẻ bớt công việc cho CEO.

Một số chức vụ khác trong công ty

Chức vụ

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Vai trò

CFO

Chief Financial Officer

Giám đốc tài chính

Phụ trách quản lí tài chính cho doanh nghiệp.

CPO

Chief Product Officer

Giám đốc sản xuất

Chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng quy trình.

CCO

Chief Customer Officer

Giám đốc kinh doanh

Điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ công ty.

CHRO

Chief Human Resources Officer

Giám đốc nhân sự

Quản lý các hoạt động nhân sự: tuyển dụng, đào tạo đội ngũ.

CMO

Chief Marketing Officer

Giám đốc Marketing

Chịu trách nhiệm các hoạt động Marketing của công ty.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết COO là gì và có vai trò như thế nào trong công ty. Tại các nước phát triển với công ty quy mô lớn thì COO là một chức vụ cần thiết để san sẻ trách nhiệm của CEO. Đồng hành cùng giupban.com.vn để theo dõi những bài viết hấp dẫn hơn nữa nhé các bạn! 

Blog - Tags: