Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng và đây cũng là phương châm lãnh đạo của Đảng ta. Đây là một tất yếu khách quan sự phát triển lịch sử của đất nước. Nội dung này có sự nghiên cứu và vận dụng những tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin và dựa theo tình hình thực tế của đất nước mà có sự điều chỉnh và bổ sung.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nội dung lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt nội dung cũng như ý nghĩa của tư tưởng này.

Nội Dung Bài Viết

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng, phát triển sáng tạo học thuyết bảo vệ Tổ quốc của Lê nin vào trong điều kiện cụ thể bảo vệ tổ quốc ở Việt Nam.

Học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Lênin là một cống hiến mới của Lênin vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác, đáp ứng trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN đang đặt ra trực tiếp ở nước Nga Xô Viết.

I. Vận dụng tư tưởng Mác Lê-nin

Nội dung học thuyết gồm những vấn đề sau:

1) Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu, khách quan

o Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân. Trong điều kiện giai cấp tư sản nắm chính quyền, C. Mác và Ph. Ăng-ghen chỉ ra rằng, giai cấp công nhân phải đấu tranh trở thành giai cấp dân tộc, khi ấy chính giai cấp công nhân là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ phải đẩy lùi sự tấn công của bọn phản cách mạng.

Ngay sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thành công, CNĐQ tìm mọi cách tiêu diệt Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Lênin đã chứng minh tính tất yếu khách quan phải bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp vô sản chống lại sự tấn công vũ trang của Nhà nước Tư bản, đế quốc. Bởi vì bản chất của CNĐQ là xâm lược phải ngăn chặn mưu đồ của chúng.

2) Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân tộc, toàn thể giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động

Trong những năm đầu của chính quyền Xô viết, Lênin trực tiếp lãnh đạo xây dựng đất nước, chống lại sự can thiệp của các nước đế quốc, tư bản và tiến hành nội chiến cách mạng. Đó là những năm tháng cực kỳ khó khăn, gian khổ. Người chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của giai cấp vô sản trong nước, nhân dân lao động và giai cấp vô sản thế giới có nghĩa vụ ủng hộ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN”.

3) Bảo vệ Tổ quốc XHCN, là phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế – xã hội

 Học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lênin đã khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự nghiệp thiêng liêng, cao cả, mang tính cách mạng, chính nghĩa và có ý nghĩa quốc tế sâu sắc, sự nghiệp đó phải được quan tâm, chuẩn bị chu đáo và kiên quyết”. Người chỉ rõ bảo vệ Tổ quốc phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng, vì bản chất CNĐQ là xâm lược, phải ngăn chặn mưu đồ xâm lược của chúng.

Kẻ thù tiến hành chiến tranh xâm lược, muốn đánh bại chúng, Nhà nước XHCN phải có tiềm lực quốc phòng cần thiết, Lê-nin yêu cầu: “Phải có thái độ nghiêm túc đối với quốc phòng”, tiềm lực quốc phòng phải luôn được chuẩn bị, phải cảnh giác, đánh giá đúng đắn so sánh lực lượng ta và địch, Người viết: “Điều nguy hiểm nhất là đánh giá thấp kẻ thù và tự ru ngủ với tư tưởng cho rằng chúng ta là những kẻ mạnh dạn. Đó là điều có thể dẫn tới thất bại trong chiến tranh”.

4) Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vê Tổ quốc XHCN

 Lênin chỉ ra rằng: Đảng cộng sản phải lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đảng phải đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình, có sáng kiến
để lôi kéo quần chúng và phải có đội ngũ Đảng viên gương mẫu, hi sinh, vì Tổ quốc, vì nhân dân. Trong quân đội, chế độ chính uỷ được thực hiện, cán bộ chính trị được lấy từ những đại biểu ưu tú của công nhân, thực chất đó là người đại diện của Đảng, để thực hiên sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội.

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về bảo vệ Tổ quốc XHCN vào tình hình cụ thể Việt Nam. Tư tưởng của Người là:

1) Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là tất yếu khách quan

Tính tất yếu khách quan bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ý chí giữ nước của Người rất sâu sắc, kiên quyết. Trong lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến đêm ngày 19/12/1946 Người nói: “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt cuối cùng để giữ gìn đất nước”

2) Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là độc lập dân tộc và CNXH, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân

3) Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm: Phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN. Sức mạnh tổng hợp là sức mạnh của toàn dân tộc, toàn dân, của từng người dân, của các cấp, các ngành, từ Trung ương đến cơ sở, là sức mạnh của các nhân tố chính tri, quân sự, kinh tế, an ninh, ngoại giao, văn hoá – xã hội, sức mạnh truyền thống với sức mạnh hiên đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trong sức mạnh tổng hợp đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sức mạnh nhân dân, sức mạnh lòng dân. Người khẳng định, phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”, “toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng, quyết không làm nô lệ;.

4) Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

 Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN phải do Đảng lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng và Chính phủ phải lãnh đạo toàn dân, ra sức củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên CNXH, đồng thời tiếp tục đấu tranh để thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình, góp phần bảo vệ công cuộc hoà bình ở Á đông và trên thế giới”.

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

III. Sự vận dụng, phát triển sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học thuyết bảo vệ Tổ quốc của Lê-nin vào điều kiện cụ thể bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam

Qua nội dung của học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN của Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, ta có thể thấy rõ được sự vấn dụng, phát triển sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong từng nội dung để sao cho học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN đó phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam nước ta. Sự vận dụng, phát triển và sáng tạo đó thể hiện qua từng nội dung:

1) Bảo vệ Tổ quốc XHCN là tất yếu, khách quan

Trong nội dung này Hồ Chí Minh hoàn toàn đồng ý và vận dụng tư tưởng của Lênin rằng đây là một vấn đề tất yếu, khách quan. Nó xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng. Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc XHCN không chỉ là cuộc chiến tranh chống bọn chống phá phản cách mạng, giành lại đất nước CNXH mà còn là cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ CNXH ấy với tư cách là tổ quốc.

2) Nội dung 2

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ Tổ quốc là sự gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, là sự thống nhất giữa nội dung dân tộc, nội dung giai cấp và nội dung thời đại. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

3) Nội dung 3

4) Nội dung 4

Hồ Chí Minh đồng ý và vận dụng tư tưởng của Lê-nin rằng “Đảng cộng sản lãnh
đạo sự nghiệp bảo vệ tổ quốc XHCN”.

B. Ý nghĩa giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc bảo vệ tổ quốc hôm nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng vào điều kiện cụ thể của nước ta; kế thừa và phát triển truyền thống “dựng nước đi đôi với giữ nước”, kinh nghiệm đánh giặc và nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam; đồng thời, tiếp thu những kinh nghiệm hay của các dân tộc trên thế giới.

1.Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Bởi lẽ, có thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thì mới thống nhất được nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Và như vậy mới thống nhất được hành động, phát huy được trách nhiệm, tính tự giác, tích cực của toàn dân, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện.

2. Xây dựng nền QPTD độc lập, tự chủ, ANND vững mạnhtoàn diệnngày càng hiện đại, xây dựng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là mục tiêu, phương hướng xây dựng nền quốc phòng Việt Nam theo quan điểm nhất quán của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là nền quốc phòng độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, vững mạnh toàn diện và ngày càng hiện đại. Đó là nền quốc phòng do toàn dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước.

Tiềm lực và sức mạnh của nền quốc phòng được hình thành bởi các nguồn lực, đó là: Nguồn lực của quốc gia, nguồn của các ngành, địa phương và nguồn lực to lớn từ nhân dân. Như vậy, về mặt nội hàm, nó khác với nền quốc phòng của nhiều nước là chủ yếu dựa vào nguồn lực của quốc gia, còn nguồn lực từ trong nhân dân cũng như sự tham gia của nhân dân đối với nền quốc phòng là
rất hạn chế.

3. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc

Lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là ực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Nhưng cũng cần thấy rằng, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh là một nội dung quan trọng của quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đây là hai mặt của một vấn đề có mối quan hệ biện chứng.Nói cách khác, hai lực lượng này vừa là chủ thể vừa là đối tượng của sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Tải toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa tại đây:

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trên đây là những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua những tài liệu chi tiết này bạn sẽ hiểu thêm về tư tưởng cũng như đường lối của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Có như vậy ta mới có được một động cơ phấn đấu đúng đắn vì mục tiêu xây dựng đất nước.

Cuộc sống -