Nghị định 56/2018 về việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

Nghị định 56/2018 là một trong những nội dung quan trọng nhằm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Nó đã được chính phủ phê duyệt và có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Trong đó quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và những điều liên quan đến việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Hãy cùng tham khảo nghị định 56/2018 dưới đây nhé!

Nghị định 56/2018 với các phần cơ bản sau đây:

Chương 1 nghị định 56/2018: Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị
định này quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, bao gồm: Đặt
tên tuyến, tên ga đường sắt; tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt; phạm vi bảo
vệ công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt; quản lý, sử dụng, khai
thác đất dành cho đường sắt; trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường
sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị
định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan
đến hoạt động quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và các hoạt động lân cận
phạm vi đất dành cho đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn
giao thông vận tải đường sắt.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1.
Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không,
vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý, bảo
vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt và đảm bảo
an toàn cho công trình đường sắt.

2.
Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng
không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường
sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn
khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông.

3.
Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang là vùng đất, khoảng
không, vùng nước bao quanh công trình đường sắt, công trình đường bộ tại khu vực
đường ngang để đảm bảo an toàn giao thông khu vực đường ngang, phục vụ công tác
cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao
thông.

4.
Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt là việc dỡ bỏ và không dùng lại toàn bộ các
công trình, hạng mục công trình của tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đó.

5. Công trình thiết yếu bao gồm công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng; công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt như: Viễn thông; điện lực; đường ống cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.

Nghị định 56/2018 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

Chương 2 nghị định 56/2018: Liên quan đến việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt, tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt

Điều 4. Nguyên tắc đặt tên tuyến,
tên ga đường sắt

1.
Đặt tên, đổi tên tuyến, ga đường sắt

a)
Các tuyến, ga đường sắt hiện hữu được giữ nguyên tên như hiện nay;

b)
Trường hợp thay đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, phải đặt tên theo quy
định của Nghị định này trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có
đường sắt đi qua;

c)
Tên tuyến đường sắt được đặt theo tên điểm đầu và điểm cuối của tuyến hoặc đặt
tên theo số thứ tự hoặc ký tự liên tục. Điểm đầu, điểm cuối là tên của địa danh
nơi có ga đầu, ga cuối của tuyến;

d)
Trường hợp tuyến đường sắt nhánh có kết
nối với tuyến đường sắt chính, điểm đầu của tuyến đường sắt nhánh này được tính
tại vị trí kết nối với tuyến đường sắt chính;

đ)
Tên ga được đặt theo địa danh, tên các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, tên
di tích lịch sử – văn hóa tại vị trí đặt ga, theo số thứ tự hoặc ký tự;

e)
Tên ga trên một tuyến không được trùng nhau, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc,
thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đặt ga và đất nước.

2.
Tên tuyến, tên ga đường sắt phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Nghị định này chịu
trách nhiệm công bố tên tuyến, tên ga đường sắt theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Thẩm quyền, trình tự đặt
tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt

1.
Thẩm quyền đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt

a)
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường
sắt quốc gia;

b)
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt
đô thị thuộc phạm vi quản lý;

c)
Nhà đầu tư quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt chuyên dùng do
mình đầu tư, phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và pháp luật của Việt
Nam.

2.
Trình tự đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu

a)
Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tuyến đường sắt đi qua gửi
cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a điểm b khoản 1 Điều này;

b)
Nhà đầu tư quyết định đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, tuân thủ quy định
tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Điều 6. Điều kiện tháo dỡ tuyến,
đoạn tuyến, ga đường sắt

Tuyến,
đoạn tuyến, ga đường sắt được xem xét tháo dỡ trong các trường hợp sau:

1.
Hoạt động của tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt ảnh hưởng đến bí mật quốc phòng,
an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia.

2.
Tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt không còn phù hợp với quy hoạch tuyến, ga đường
sắt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7. Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến,
ga đường sắt quốc gia

1.
Hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia, bao gồm:

a)
Văn bản đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b)
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc
gia;

c)
Ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt
quốc gia đề nghị tháo dỡ;

d)
Ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt
quốc gia đề nghị tháo dỡ;

đ)
Quy hoạch tuyến, ga đường sắt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có liên quan
đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia đề nghị tháo dỡ.

2.
Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga
đường sắt quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; chủ trì tổ chức tháo
dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia sau khi có quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.

3.
Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia cần
tháo dỡ và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt
quốc gia.

4.
Quyết định tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định 56/2018 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

Điều 8. Tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến,
ga đường sắt đô thị

1.
Hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị, bao gồm:

a)
Văn bản đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị thực hiện theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b)
Hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô
thị;

c)
Ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải đối với việc tháo dỡ tuyến, đoạn
tuyến, ga đường sắt đô thị có chạy chung với đường sắt quốc gia;

d)
Ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt
đô thị đề nghị tháo dỡ;

đ)
Quy hoạch tuyến, ga đường sắt đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có liên quan
đến tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị đề nghị tháo dỡ.

2.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ đề nghị tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến,
ga đường sắt đô thị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; chủ trì tổ chức tháo
dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị sau khi có quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.

3.
Ủy ban nhân dân các cấp nơi có tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị cần tháo
dỡ và doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm phối hợp với Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị.

4.
Quyết định tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị thực hiện theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định 56/2018 có độ dài 32 trang trong đó bao hàm một số hình ảnh liên quan đến mặt kết cấu. Chính vì vậy bạn có thể tải toàn văn nghị định 56/2018 tại đây:

Nghị định 56/2018 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

Trên đây là nghị định 56/2018 liên quan đến việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn. Qua đó bạn sẽ hiểu thêm về cách thức vận hành của ngành đường sắt Việt Nam hiện nay. Để từ đó có được những phương án sử dụng hợp lý nhất. Nếu thấy tài liệu này bổ ích bạn đừng quên chia sẻ với bạn bè cũng như hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé!

Cuộc sống -