Bác Hồ dạy về 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng cần phải nhớ
5 đức tính chủ yếu của người cách mạng bao gồm nhân, nghĩa, trí, dũng liêm. 5 đức tính này kết hợp với 4 phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính tạo nên một người cách mạng bộ đội cụ Hồ xuất sắc. Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng những nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn đó. Và bao giờ cũng thế, mỗi người cán bộ, đảng viên cần phải phát huy được 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng.
Tự hào Việt Nam sẽ giới thiệu bạn 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng cũng như sự phân tích chi tiết về nó. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Bác viết năm 1947, đến nay vẫn còn tươi nguyên giá trị. 5 đức tính “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” Bác đề cập trong tác phẩm là những phẩm chất không thể thiếu của người cán bộ, đảng viên trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào.
Nhân
Trong tác phẩm, Bác dạy: “Nhân” là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Theo Bác “nhân” là kiên quyết chống lại những người, những việc có hại cho Đảng, có hại với dân, sẵn lòng khổ trước mọi người, vui sau thiên hạ, không ham giàu sang, quyền quý, chức vị, không sợ gian khổ, hy sinh. “Nhân” còn bao hàm “Tận trung với nước, tận hiếu với dân” nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, giải phóng con người…
Nhân: là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến Nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực, chịu khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được.
Nghĩa
Bác dạy: “Nghĩa” là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng, vì theo Bác ngoài lợi ích của Đảng, không có gì lợi ích cho riêng tư, việc gì Đảng giao phải hết sức cẩn thận, không sợ phê bình và phê bình người khác phải đúng đắn.
Nghĩa: là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng, ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
Trí
Bác dạy: “Trí” vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng…Theo Bác, “trí” là phải có trình độ giác ngộ chính trị, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận vào thực tiễn để tìm ra phương hướng thực hiện đúng đắn…
Trí: vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xem việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.
Dũng
Bác dạy: “Dũng” là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại vinh hoa, phú quý không chính đáng. Theo Bác, “dũng” là dũng cảm, anh dũng, dũng khí, là thể hiện ý chí cách mạng, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, quyết tâm thực hiện mục tiêu của cách mạng. “Dũng” còn là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và mạnh dạn đổi mới. Bên cạnh đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu lỗi thời, dũng còn là dũng cảm đấu tranh để bảo vệ cái tốt, cái thiện, cái đúng, bảo vệ chân lý, cái mới đang lên…
Dũng: là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại những vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
Liêm
Đức tính cuối cùng trong 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng mà Bác dạy chính là “liêm”. Bác dạy: “Liêm” là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình… Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Theo Bác “liêm” là sự trong sạch, không ham ăn ngon, sống yên, không cậy quyền, cậy thế đục khoét, đút lót, ăn của dân hoặc lấy của công thành của tư…
Liêm: là không tham vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham tiến bộ. Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, đạo đức giả tạo. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.
Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
Với 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng được Bác nêu ra trên đây không chỉ xét trên khía cạnh lý thuyết mà nó còn được ứng dụng thực tiễn. Và Bác Hồ chính là một minh chứng sống cho 4 phẩm chất và 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng đó. Hy vọng mỗi chúng ta dù là đảng viên hay không, đã là công dân Việt Nam hãy học tập Bác thông qua các đức tính tuyệt vời này.
Cuộc sống -Cập những hình ảnh bảo vệ môi trường mang nhiều ý nghĩa sâu sắc
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?
Tặng fan hâm mộ bộ hình nền anime đẹp nhất
Lực lượng tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là tổ chức nào?
Lời bài hát Sao cũng được – Binz
Sự kiện nào là mốc đánh dấu sự chuyển biến của giai cấp công nhân?