555+ Dòng Lưu Bút Cuối Cấp Viết Vội Cho Nhau Nhạt Nhòa Nước Mắt

Tháng 5 lại về, tháng 5 của mùa nắng chói chang, tháng 5 của mùa phượng vĩ nhuốm đỏ góc sân trường, tháng 5 của những tiếng ve râm ran lúc trưa hè và tháng 5 của những dòng lưu bút cuối cấp viết vội cho nhau. Chẳng có tháng 5 nào buồn như tháng 5 năm này, thế là thấm thoát 5 năm rồi, mới ngày nào còn bỡ ngỡ bước vào cổng trường đại học mà giờ đây chúng ta sắp phải nói lời chia tay nhau. Những giọt nước mắt của sự tiếc nuối của sự sắp chia xa vỡ òa trong buổi lễ tổng kết cuối năm. Những dòng chữ nghệch ngoạc trong cuốn lưu bút gửi đến nhau lời chúc, lời hẹn và lời động viên một mai sẽ gặp lại và chúc cho bạn của tôi sẽ thành công trên đường đồi. Dòng lưu bút viết cho bạn thân nhạt nhòa cảm xúc, thấm đẫm những giọt nước mắt, rồi sau này chúng ta sẽ gặp nhau tiếp tục làm bạn thân của nhau nhưng chưa hẹn ngày gặp. Mỗi trang giấy lưu bút cuối cấp 2 là những dòng chữ còn mang dáng dấp trẻ con nhưng chứa đựng những ý nghĩa khiến ai đọc cũng phải rưng rưng nước mắt. Cùng đọc và cùng cảm nhận những dòng lưu bút cuối cấp viết cho nhau, gửi đến nhau lời chúc, lời hẹn một mai sẽ gặp lại vô cùng xúc động được chúng tôi tổng hợp sau đây nhé.

Bài lưu bút cuối cấp 3 vô cùng xúc động

Có lẽ với học sinh ngày nay những cuốn lưu bút chẳng còn chỗ để chữa đựng những bí mật thầm kín dành cho nhau, nhưng đối với chúng tôi lưu bút cuối cấp 3 của những năm 20005 – 2008 là một báu vật vô giá trị, là thứ tình cảm được chắt chiu, ủ ấp dành đến nhau trong những dòng lưu bút nhạt nhòa cảm xúc.

“Thế là hết những ngày đi học
Phượng nở vội vàng giục giã mùa thi…”
Có một lần, lúc loay hoay nhặt tờ giấy chỗ tôi ngồi, tôi vô tình đọc được một câu thơ chẳng rõ được viết từ lúc nào. Nhưng chắc hẳn ấy là của một năm cuối một mùa hạ cũng nóng thế này, rực màu phượng thế này….
“Rồi cũng biết hạ về bên cửa sổ
Hoa phượng mang áo đỏ cháy ngang trời
Có ai đứng so vai ngoài cửa lớp
Mắt bạn buồn vời vợi bỗng trong hơn…”
Đôi khi thấy những dòng thơ vô tình để lại của lớp anh chị trước, bất chợt nhận ra mỗi chiếc bàn, ghế, bảng, lưu giữ trong mình những kí ức của từng thế hệ.
3 năm không phải một khoảng thời gian dài , đối với tôi, thời gian ngắn hay dài không phụ thuộc vào từng khắc từng giờ mà thời gian trôi qua mà phụ thuộc vào những hành động, những kỉ niệm, những cảm xúc mà tôi có.
Còn nhớ khi bước vào cấp III, cũng trải qua một mùa hè của cấp II đầy nắng, lúc ấy bận rộn với bạn mới, trường mới, không cảm nhận rằng dòng thời gian trôi quá nhanh, bước vào hè mà không nhận ra rằng hè đang hiển hiện.
Cách đây 1 năm, ngạc nhiên nhìn anh chị lớp 12 chụp hình, nô đùa, viết lưu bút, cũng tập tành viết lưu bút, nhưng nhớ ra, còn học với nhau một năm nữa cơ mà…
Năm cuối cấp, thấy một năm không dài như mình tưởng, thoắt đến, thoắt đi; Có lúc cuống cuồng quàng vội cái khăn len , bước ra đường trong một ngày mình đinh ninh là vẫn đông, chợt nhận ra, phượng đã nở từ lúc nào…
Năm cuối cấp, đứa nào cũng lớn hơn, chững chạc hơn.
Năm cuối cấp, ôn thi tốt nghiệp, chuẩn bị thi đại học, cũng bận rộn với bài vở, trường lớp, tương lai nhưng vẫn không bỏ qua thời gian nô đùa, nghịch ngợm.
Năm cuối cấp, lật từng trang lưu bút, bắt gặp từng tấm ảnh của một đứa bạn điệu đà nào đấy, một dòng thơ viết vội nào đấy, một câu nói ngô nghê nào đấy. Chợt thấy sống mũi cay cay, lành lạnh nơi đuôi mắt.
Năm cuối cấp, ngó vội qua cửa sổ, nắng chiếu gắt, từng dáng cây đổ một vệt bóng dài. Phượng vẫn nở.
Một ngày của năm cuối cấp, nhớ đến nhiều thứ đã qua, bật cười vì một mẩu chuyện từ hồi xa lắc. Rồi giật mình nhận ra, người ta chỉ có một mùa hè của năm 18 tuổi.
Nhớ đến những buổi học vụng trộm quà vặt, những buổi len lén, chọc một đứa bạn đến phát khóc rồi lại vội vàng làm lành.
Nhớ dáng cô giảng bài, dáng thầy chỉ dạy, bỗng muốn thu hết không gian một buổi học của năm cuối cấp tuổi 18 vào tầm mắt. Một chút luyến tiếc và nôn nao. Sắp xa trường.
Từng hàng cây, từng gốc phượng, hình như cứ nhắc đến phượng người ta lại nhớ đến nhiều thứ. Những thứ mà chỉ tuổi học trò mới có. Chợt nhớ đến người mải miết giáo án, soạn bài. Không phải đến giờ mới nhận ra, nỗi nhớ thầy cô cũng đỏ rực như phượng.
Năm cuối cấp, bỡ ngỡ trước tiếng chào của đàn em lớp dưới, bật cười vì sao thấy giống mình quá, rồi lại tần ngần. Ừ nhỉ, lớn rồi.
Có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được khoảng thời gian 3 năm ấy. Có lẽ sẽ thu vào hết tầm mất mấy mươi gương mặt quá quen thuộc với bản thân mình. Chắc sẽ không quên đâu nhỉ..
Thực ra. Chẳng cần bản thân tự hứa hẹn sẽ nhớ mãi
Thực ra. Chẳng cần cố gắng lưu giữ từng mảng kí ức một
Thực ra. Chẳng cần sợ hãi sẽ lãng quên một mùa hè của năm cuối cấp tuổi 18
Vì đơn giản “ Ràng buộc con người không phải lời thề. Chỉ cần mình tự cảm thấy thiết tha với một điều nào đó, thế là đủ rồi” (*)
Một ngày của năm cuối cấp tuổi 18, lần rơi một tờ giấy, vô tình đặt bút vào một khoảng trống
“ Có những mùa hè không hề trở lại
Chỉ nghe tiếng ve trĩu cánh phượng hồng
Trang sách cũ xa rồi xa mãi
Ngân khúc nhạc lòng trong nỗi nhớ bâng khuâng…”

Viết đến đây chẳng biết viết j hơn nữa chỉ bít chúc cho tập thể lớp 12A3 luôn mạnh khỏe, vui vẻ, thành công trong cuộc sống và đặc biệt là Đỗ đại học nhé!
Ngày mai xa rồi chắc là tôi sẽ nhớ các bạn lắm ! I LOVE A3″

Những tấm hình ngộ nghĩnh và chứa trong đó biết bao điều để nhớ. Có khi xem lại cứ ngồi cười hoài nhưng cũng có lúc, chẳng bảo nhau mà những giọt nước mắt cứ rơi…

“Ngày mai tôi sẽ nhớ bạn lắm” đó là những dòng lưu bút cuối cấp gửi đứa bạn thân trước khi ra trường, đó là sự quyến luyến tiếc nuối của những năm tháng tuổi trẻ, của những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm vui buồn, thật khó quên.

lưu bút cuối cấp

Dòng lưu bút cuối cấp 2 gửi thầy cô giáo

Những dòng lưu bút cuối cấp 2, với nét chữ nghệch ngoạc gửi đến đứa bạn thân, gửi đến thầy cô giáo chứa đựng những cảm xúc yêu mến vô cùng tình cảm và vô cùng xúc động khiến ai đọc cũng trào dâng nước mắt vì quá bịn rịn và quá lưu luyến.

Thấm thoát bốn năm học cấp hai đã trôi qua. Cái nắng mùa hạ ùa về rải lên sân trường, len vào cả lớp học như báo hiệu khoảnh khắc chia tay đang đến.Là học sinh lớp chín, chúng em thấy mình oai lắm vì được làm tấm gương cho các em lớp dưới noi theo; thấy trọng trách như ngày càng lớn bởi đây là năm học quyết định với kì thi chuyển cấp quan trọng; thấy cả niềm háo hức được ra trường, được lớn thêm một tuổi để hòa vào thế giới rộng lớn ngoài kia.

Thế nhưng khi ngồi nhìn lại sân trường những buổi ra chơi, nhìn thấy thầy cô hôm nào trên bục giảng, nhìn bạn bè còn đó với nụ cười thân thương hay những lúc giận hờn vu vơ, chúng em lại thêm luyến tiếc, thêm nhớ nhung những khoảng thời gian đã qua. Bởi…từ lúc nào, nơi đây đã trở thành gia đình thứ hai của chúng em, có thầy cô là cha mẹ dạy dỗ, có bạn bè là anh em cùng chia sẻ vui buồn để ngày một trưởng thành hơn.

Thế nhưng khi ngồi nhìn lại sân trường những buổi ra chơi, nhìn thấy thầy cô hôm nào trên bục giảng, nhìn bạn bè còn đó với nụ cười thân thương hay những lúc giận hờn vu vơ, chúng em lại thêm luyến tiếc, thêm nhớ nhung những khoảng thời gian đã qua. Bởi…từ lúc nào, nơi đây đã trở thành gia đình thứ hai của chúng em, có thầy cô là cha mẹ dạy dỗ, có bạn bè là anh em cùng chia sẻ vui buồn để ngày một trưởng thành hơn.aChỉ chốc nữa thôi, chúng em đã ra trường. Không gì hơn, chúng em kính gửi đến thầy cô ngàn lời cảm ơn từ đáy lòng mình. Hành trang mang theo của chúng em không gì khác là nỗi nhớ thầy cô, bạn bè, nhớ cái xoa đầu động viên của thầy, nhớ lời dạy dỗ thân thương của cô, nhớ cả bạn bè trao tay quyển lưu bút nghẹn ngào, nhớ để thêm mạnh mẽ mà bước tiếp, nhớ để càng cố gắng học tốt hơn và trở thành một công dân có ích cho xã hội, xứng đáng với ngôi trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Bốn năm so với một đời người không phải là quãng thời gian dài, nhưng chắc hẳn trong kí ức mỗi bạn lớp chín ngồi đây vẫn là quãng thời gian đẹp nhất, là dấu ấn của một thời đi học, một thời khó quên.

lưu bút cuối cấp

NHỚ

Hôm nay trời đẹp. Nắng. Vài đám mây lững lờ trôi. Nó ngồi một mình trên ghế đá bên gốc phượng vĩ. Mắt lim dim, miệng lẩm bẩm hát, trong đầu miên man nghĩ về những “ngày buồn ” đã qua …
…Ngày ấy, sau khi biết điểm thi vào lớp 10 trường chuyên, cả một tuần nó chẳng ăn uống, chẳng buồn nói năng. Không online. Không ra ngoài. Cảm giác hụt hẫng từ khi nhận đ­ược giấy báo kết quả thi tuyển vào cấp III cứ vây quanh nó. Trư­ợt. Chênh vênh…
Lời trách móc của mẹ vẫn văng vẳng bên tai:
-“ Mày thi thố thế nào mà để trượt. Bố mẹ dành cho mày tất cả để nhận đ­ược tờ giấy báo trư­ợt à? ”
Nó cũng đâu có muốn thế. Khóc. N­ước mắt nó lại rơi. Từng giọt. Từng giọt. Nhạt nhoà…Có điện thoại. Mẹ nó nghe. Hoa đỗ vào trư­ờng chuyên, gọi điện mời nó đến nhà ăn mừng. Biết nó vẫn buồn, bố ngăn cản. Mặc kệ. Nó vẫn đi.
Nhưng nó không đến nhà Hoa mà nó lang thang trên con đường quen thuộc ngày nào nó và Hoa vẫn cùng nhau tới trường. Bỗng gặp Hưng, thằng bạn thân trong nhóm nó, Hưng nói:
– Đừng buồn nữa. Chị Huyền tớ học trường Nguyễn Du là trường ngoài công lập vừa rồi thi đỗ vào Đại học Y khoa đấy thôi. Cả anh Hoàng, anh Hòa… nhiều lắm.
Nghe lời Hưng nó nộp hồ sơ vào trường Nguyễn Du. Trước mắt nó không phải là ngôi trường cấp II với dãy nhà hai tầng tường rêu ngày nào, mà là hai dãy nhà ba tầng rất kiên cố. Các anh chị khóa trước với những bộ đồng phục rất đẹp đang trong thời gian học hè. Tất cả làm nó tự tin hơn.
Với kết quả bốn năm cấp II là học sinh giỏi, nó được chọn vào lớp A0 – một lớp chất lượng tốt của trường. Nó vui lắm, bạn nó nhiều đứa mơ mà không được vào lớp ấy. Ngày khai trường, nó thướt tha trong tà áo dài trắng, tự tin, kiêu hãnh. Hôm đó, có biết bao nhiêu anh chị đỗ Đại học về trường nhận phần thưởng, học sinh giỏi cũng rất nhiều. Nó ước một ngày không xa nó cũng sẽ được cái vinh dự ấy…

*****

– Nghĩ gì đấy? – lại là Hưng, thằng bạn thân của nó.
– Mình đang nhớ.
– Nhớ tớ à? – Hưng cư­ời, kèm theo một cái nhìn đầy hàm ý.
– Đừng có mơ! Mình đang nhớ…
– Ôi xời ơi, bà lãng mạn quá. Thầy giáo sắp vào lớp rồi đấy.
Nhanh thật, cũng bốn tháng rồi. Bây giờ nó đã là học sinh trư­ờng Nguyễn Du, đã chăm chỉ mặc “áo dài th­ướt tha” mỗi thứ hai hàng tuần. Mới hôm nào nó còn chư­a nhớ nổi mặt đứa bạn cùng lớp, bây giờ nó đã quen hết rồi. Thân với một vài đứa. Lớp nó vui lắm. Hôm Trung Thu còn hát hò ầm ĩ nữa chứ. Nó thấy yêu. Yêu lớp nó! Yêu bạn nó! Yêu tr­ường nó! Yêu lắm!…
Nó bất ngờ hỏi Hưng
– Hưng ơi, bạn có ghét tớ không? Còn tớ thì… “ghét” bạn lắm…
Bỏ lại sau l­ưng là cậu bạn với một rổ thắc mắc, nó chạy vù vào lớp.

Dòng Lưu Bút: Kí Ức Về Thầy

Reng … reng … reng….
Tiếng chuông đồng hồ vang lên báo hiệu màn đêm sắp tàn. Mười hai giờ – Cái khoảnh khắc cuối cùng của một ngày dài mỏi mệt đã đến. Nó tự nghĩ ” Sao thời gian trôi nhanh thế nhỉ”. Nó sợ cái quy luật của thời gian, cái quy luật khắc nghiệt đã trôi đi thì sẽ không bao giờ trở lại. Nó tự hỏi mình từ tối đến giờ đã làm được những gì? Chẳng được việc gì cả. Nó đã mất không ba tiếng đồng hồ để giải một bài toán khó. Lẽ ra đâu cần mất nhiều thời gian đến vậy. Thôi, sáng mai dậy làm tiếp. Bây giờ thì soạn bài rồi đi ngủ, cái ý nghĩ ấy khiến nó sung sướng lắm và nó thực hiện ngay. Nó lôi sách vở ra soạn. Hai con mắt của nó đã díu lại, càng cố căng ra lại càng nhắm nghiền mà những quyển sách cũng như muốn chơi trốn tìm với nó. Quyển văn trốn đi đằng nào rồi nhỉ? Rõ ràng hôm qua mình để nó vào đây cơ mà sao giờ chẳng thấy đâu? Thế là cái bàn học của nó bị bới tung lên. Giấy kiểm tra rơi lả tả trên mặt đất và đột nhiên như có phép lạ, nó mở to đôi mắt rồi nhặt một bài kiểm tra cũ và reo lên : ” ồ, điểm mười”. Đó là bài kiểm tra môn toán năm lớp mười của nó. Điểm mười khiến nó phải trầm ngâm. Nó nhớ rằng đây là điểm mười đầu tiên trong đời nó. Nó đọc lại lời phê của thầy giáo cũ – người nó vô cùng kính trọng. Chợt nó thấy buồn. Kỷ niệm về một người thầy đã đánh thức nó, đánh thức cả một quãng đường ngày xưa thật dài, thật dài.
Nó bâng khuâng nghĩ lại những kỷ niệm ngày xưa ấy, cái ngày nó mơ mộng , vô lo, vô nghĩ. Nó đi học cốt chỉ để học một môn đó là văn. Nó không phải để tâm đến những con số hay những định luật nào đó. Bởi với nó toán là một môn khô khan và cộc lốc mà những người yêu thích nghệ thuật và lãng mạn như nó thì không thể nào chấp nhận được. Nó đã từng ước rằng giá như trên đời này không có toán thì tốt biết mấy. Nó sẽ chẳng bao giờ phải chật vật mỗi khi bị gọi lên bảng giải bài. Rồi đến hôm nó gặp thầy…
Đối với trường Nguyễn Du thày là một thầy giáo trẻ , nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Có lẽ lòng yêu nghề, cách giảng bài trẻ trung của thầy đã cảm hoá nó. Trong giờ học của thầy, môn toán đối với nó trở nên rất hấp dẫn. Nếu như trong văn chương chỉ có những vị thần hay ông bụt mới có khả năng di rời một vật từ chỗ này sang chỗ kia thì trong toán học chẳng cần đến những ông bụt hay những vị thần mà vẫn có thể biến hình được. Đó là một điều kỳ diệu mà thượng đế đã ban tặng cho nhân loại . Vậy mà tại sao bây giờ nó mới nhận ra? Nó thầm cảm ơn thầy, cảm ơn thầy vì tất cả những gì thầy đã dạy nó, cảm ơn thầy vì thầy đã giúp nó xác định được hướng đi trong cuộc đời. Và cảm ơn thầy vì thầy đã dạy cho nó biết rằng: ” Mỗi khi gặp một bài toán khó cũng giống như một cuộc truy tìm báu vật, thật vất vả khó khăn biết bao, có nhiều lúc khiến ta mệt mỏi vì tìm kiếm hướng đi nhưng đừng bao giờ nản chí bởi trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Nó đã bắt đầu lại từ chính câu nói ấy nhưng lỗ hổng kiến thức từ cấp hai đến giờ đã khiến nó nản chí. Nó tâm sự với thầy và thầy đã khuyên nó đúng một câu nhưng cũng đủ để nó mang theo suốt cuộc đời ” Trên đời này chẳng có cái gì mà con người không thực hiện được trừ khi họ không muốn làm. Nếu em thích học thì bây giờ vẫn chưa muộn”. Nó cảm thấy sung sướng vì những lời nói ấy. Nó đã học thật chăm để không phụ lòng thầy. Khi gặp những bài toán khó nó thường lên hỏi thầy và thầy giảng bài cho nó rất nhiệt tình. Quả nhiên, chỉ sau ba tháng miệt mài, kết quả học tập của nó đã khá hơn rất nhiều.
Nó quay trở về với hiện tại khi nghe tiếng chuông đồng hồ điểm một giờ sáng. Điểm mười vẫn trong tay nó. Nó nhìn điểm mười rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ. Nó phóng tầm mắt lên cao nhìn những ngôi sao trên nền trời đen thăm thẳm. Vũ trụ bao la bỗng trở lên nhỏ bé trước con mắt của cô bé mới lớn. Hình ảnh người thầy chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhoà trong ký ức của cô. Cô bé mong rằng trái đất quay tròn, một ngày nào đó khi cô bé đã trở thành cô giáo, người đầu tiên mà cô gặp sẽ là thầy.

Những dòng lưu bút cuối cấp viết cho bạn bè chứa đựng những tình cảm ngọt ngào và vô cùng xúc động khiến ai cũng rưng rưng nước mắt khi đọc.  Những dòng lưu bút viết cho bạn thân trước lúc ra trường là những dòng lưu bút hứa hẹn ngày gặp lại, là những gợi nhớ về kỉ niệm đã qua, một thời cắp sách đến trường, một thời bị thầy cô giáo phạt vì ăn quà vặt trong lớp. Tất cả như tái hiện lên trong trang lưu bút cuối cấp viết vội dành cho nhau. Gocbao.com hi vọng những em học sinh sắp ra trường, hay chuẩn bị hành trang để bước vào một ngôi trường mới sẽ có đủ tự tin và kiến thức để đạt được những mong muốn của mình.

STT Hay -