Một số lưu ý khi tổ chức lễ cưới trong Nhà Thờ
Một số lưu ý khi tổ chức lễ cưới trong Nhà Thờ không hoàn toàn dễ dàng mà cần đôi uyên ương hoàn thành những nghi lễ bắt buộc, trong đó cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo. Nhưng nếu chỉ 1 trong 2 thì có đạo thì chỉ được làm 1 buổi lễ nhỏ gọi là “phép chuẩn” không đầy đủ nghi thức như lễ cưới chính thống. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!
1/ Theo đạo
Không phải cô dâu chú rể nào cũng biết, điều kiện bắt buộc khi muốn làm lễ kết hôn trong nhà thờ, đó là cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo. Bên cạnh đó, đôi uyên ương sẽ phải cùng theo học một khóa học giáo lý tiền hôn nhân do nhà thờ tổ chức, thời gian có thể khoảng 3 tháng hoặc 6 tháng, tùy theo từng nhà thờ.
Tuy nhiên, nếu 1 trong 2 người cô dâu hoặc chú rể không theo đạo, buổi lễ cưới chỉ có thể diễn ra trong khuôn khổ nhỏ gọn, nhanh chóng được gọi là “phép chuẩn”. Việc kết hôn sẽ diễn ra dưới sự làm chứng của vài người, không đầy đủ như Thánh lễ hôn phối chính thống.
Nhưng để mọi thứ được tổ chức trong nhà thờ, trước đó, cặp đôi phải đăng ký kết hôn theo dân sự tại phường, xã. Như vậy mới đủ điều kiện tổ chức cưới tại nhà thờ.
2/ Nhà thờ tổ chức lễ cưới
Không phải cô dâu chú rể muốn tổ chức lễ cưới ở bất cứ nhà nào cũng được, mà phải làm lễ ở nơi cô dâu hoặc chú rể sinh sống. Hầu hế, các đôi uyên ương chọn tổ chức cưới ở nhà thờ tại giáo xứ của cô dâu. Tuy nhiên, nếu muốn làm lễ cưới ở nhà thờ khác, phải có giấy ủy quyền của cha xứ tại giáo xứ của uyên ương gửi tới cha xứ của nhà thờ muốn tổ chức cưới.
3/ Các thủ tục cần thiết
Uyên ương tới gặp cha xứ, trình bày nguyện vọng tổ chức cưới. Sau đó cha xứ sẽ làm tờ khai hôn phối cho hai người để biết hai người có theo đạo hay không.
Cha xứ giúp uyên ương học giáo lý.
Khi cặp đôi đã hoàn thành khóa học và quyết tâm tiến tới hôn nhân, cha xứ sẽ làm lời rao hôn phối, rao trong ba ngày chủ nhật ở giáo xứ cả hai bên cô dâu và chú rể. Đây là nghi thức thông báo cho mọi người biết, chia vui, đồng thời nếu có ngăn trở hay có ý kiến phản đối, cha xứ sẽ xem xét.
Cuối cùng, cha xứ sẽ quyết định ngày cử hành hôn lễ.
4/Nghi thức kết hôn
Lễ cưới sẽ diễn ra tại nhà thờ với người làm chứng (gồm 2 người, 1 người nam và 1 người nữ đại diện làm chứng cho cô dâu và chú rể), người chứng hôn (thường cha xứ đảm nhận nhiệm vụ này):
- Đôi uyên ương sẽ trao đổi lời thề nguyện bên nhau trọn đời
- Làm phép thành hôn và uyên ương trao nhẫn cưới
- Sau khi thủ tục đã xong, cặp đôi sẽ ký tên vào sổ Hôn phối của nhà thờ.
Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn những tham khảo hữu ích. Cử hành hôn lễ trong nhà thờ, dưới sự chứng giám của cha xứ và người thân sẽ khiến đôi uyên ương hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình. Chúc bạn luôn hạnh phúc!
Mùa cưới bắt đầu từ tháng mấy? [Cô dâu, chú rể nên biết]
[Mẹo] Chọn trang phục đi đám cưới mùa đông lấn át thiên hạ
Địa chỉ mua giày cưới đẹp và rẻ cho cô dâu lựa chọn
Bật mí chọn quà cưới ý nghĩa cho bạn thân
[BST] Các kiểu tóc tết cho cô dâu ngày cưới thêm xinh
Bật mí Cách trang trí phòng cưới đơn giản nhưng vô cùng đẹp
Ý nghĩa hoa cưới cầm tay cô dâu với mỗi loại hoa
Địa chỉ mua giày cưới đẹp và rẻ cho cô dâu lựa chọn
[BST] Các kiểu tóc tết cho cô dâu ngày cưới thêm xinh