[HỎI – ĐÁP] Cách trị bệnh cước da tay và cước da chân vào mùa đông

Một mùa đông nữa lại đến, “chia buồn” với những ai thường bị cước da tay và cước da chân mỗi khi trời trở lạnh nhé. Vào mùa đông thời tiết hanh khô, rét, nên rất nhiều người gặp phải tình trạng cước da tay, cước da chân, nứt nẻ tay chân, tay và chân bị ửng đỏ… thật “khổ sở”. Nhưng mùa đông năm nay bạn sẽ giải quyết triệt để tình trạng cước da sau khi áp dụng ngay một số mẹo vặt, cách chữa cước da hiệu quả sau đây.

Nội Dung Bài Viết

Bệnh cước da là gì?

Bệnh cước da là tình trạng bệnh thường gặp vào mùa đông. Bệnh cước da với các biểu hiện xuất hiện các nốt mảng da mềm màu đỏ hoặc tím do phản ứng với lạnh. Đây là một dạng khu trú của viêm mao mạch. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm.

Triệu chứng bệnh cước da

Các triệu chứng thường gặp của bệnh cước da, cước da tay và cước da chân:

Đầu ngón tay, ngón chân sưng đỏ, da ngứa như bị kim châm, đau và phồng rộp, có khi tê buốt không cảm giác gì. Khi bóp mạnh cũng không có cảm giác

Chỗ bị cước nóng rát, sưng, da chuyển từ đỏ sang xanh đậm.

Với trường hợp nặng có thể bắt gặp triệu chứng bọng nước, mủ, loét đau.

Khi bị cước mà là da bị hoại tử: lúc này toàn bộ lớp da bị tổn thương. Nghiêm trọng hơn là các bắp thịt, nặng hơn là hoại tử tay chân.

Các vị trí hay gặp: mặt mu và mặt bên của các ngón tay, ngón chân, má gót chân, chi dưới, đùi, cổ tay trẻ em, mũi, tai.

Điều trị bệnh cước da vào mùa rét

Bị cước chân, tay gây ra những cảm giác rất khó chịu như: ngứa ngáy, đau buốt do da sưng tấy, rộp hoặc nứt. Bệnh cước đáp ứng kém với các thuốc điều trị, có thể dùng kem bôi corticoid trong ít ngày để giảm ngứa và viêm, nếu có bội nhiễm, sử dụng kháng sinh dạng thuốc bôi hoặc dạng uống tùy mức độ nặng.

Biện pháp phòng tránh bệnh cước da:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp chân tay với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa.

Tắm với nước ấm, sau khi tắm hãy ngâm tay chân vào nước ấm gừng và muối từ 5-10 phút. Giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, giúp lưu thông máu. Bên cạnh đó, có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước. Mỗi ngày làm một đến 2 lần liên tục trong vòng một tuần

Không gãi khi bị cước: bởi nếu bạn gãi sẽ khiến vùng da này bị tổn thương gây lở loét, bong tróc, nhiễm trùng da. Chỉ nên xoa nhẹ trên bề mặt da.

Không nên tự ý bôi thuốc, cần đến bác sỹ chuyên khoa để điều trị đúng cách nếu tay chân tay bị nứt do gãi vì cước.

Uống nhiều nước: Mùa đông, thời tiết khô hanh, cơ thể mất nhiều nước hơn. Nên cần phải có lượng nước ổn định để duy trì và giữ độ ẩm cho da. Một ngày, các bạn nên bổ sung khoảng 2 lít nước là tốt nhất.

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt giữ ấm tay, chân bằng cách đi găng tay và giày đủ ấm để không bị lạnh trước thời tiết giá buốt. Không tiếp xúc với nước lạnh nhiều. Nếu phải tiếp xúc bạn nên đeo găng tay để ngăn da tiếp xúc với nước lạnh.

Tập thể dục tại nhà: nên rèn luyện cơ thể để tăng khả năng chịu lạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh cước.

Các yếu tố làm nặng bệnh cước da

Tiền sử gia đình có người bị bệnh tương tự.

Các bệnh mạch máu ngoại vi: đái tháo đường, hút thuốc, tăng mỡ máu.

Người  gầy, suy dinh dưỡng.

Thay đổi hormon: cước có thể cải thiện trong thời kỳ mang thai.

Các bệnh mô liên kết: lupus ban đỏ, xơ cứng bì, hiện tượng Raynaud. Rối loạn tủy xương.

Bệnh cước da là một bệnh thường gặp vào mùa rét, vì vậy để hạn chế tình trạng mắc bệnh cước da ở chân tay, cần vệ sinh sạch sẽ, giữ tay chân ấm không bị nhiễm lạnh. Khi phát hiện mắc các triệu chứng bệnh cước da, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chữa bệnh cước da hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.

Hỏi Đáp -